Làn sóng dịch
Covid-19 thứ 2 của Ấn Độ không chỉ đẩy nước này vào tình trạng thiếu hụt oxy, thuốc men hay giường bệnh, mà còn gây thiếu hụt củi để hỏa táng, cũng như xe tang và lò thiêu, buộc nhiều người phải trả một số tiền cắt cổ để thực hiện nghi lễ tiễn đưa cuối cùng của người thân.
Số người chết do Covid-19 ở Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng cao.
|
Ông Nandan, một người dân Delhi, cho biết: "Người ta đang lợi dụng sự khốn cùng của thân nhân người tử vong để kiếm tiền, điều này là rất sai trái. Tôi thấy tại một khu hỏa táng, nhiều người phải trả những khoản phí vô lý và tất nhiên họ không thể làm gì khác trong tình thế này".
Theo các chuyên gia, cho đến nay, Ấn Độ ghi nhận số
ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày cao nhất trên
thế giới với hơn 4.000 ca
tử vong mỗi ngày - những con số gần như chắc chắn là thấp hơn so với thực tế.
Các lò hỏa táng quá tải về nhiên liệu và nhân lực.
|
Phần lớn người theo đạo
Hindu ở Ấn Độ hỏa táng người chết. Hiện nay, số lượng lớn người tử vong do Covid-19 khiến các khu hỏa táng rơi vào tình trạng quá tải, thiếu nhân lực và nhiên liệu.
Một người bán củi ở thành phố Satara (bang Maharashtra) nói với Reuters rằng giá đã tăng gấp đôi ở một số khu vực.
Còn những bệnh nhân Covid-19 may mắn sống sót thì phải trả những khoản tiền lớn cho dịch vụ cung cấp
vật tư y tế trái phép.
Máy đo oxy và nhiệt kế đã tăng gấp đôi gấp ba và ở vài nơi thậm chí còn chẳng có hàng", một người dân Delhi cho hay.
Bà Mamta chia sẻ: "Bác sĩ kê đơn và chúng tôi đã tìm khắp Gurgaon, vào mọi cửa hàng y tế xung quanh Viện khoa học Y tế Ấn Độ. Thuốc tiêm đã hết ở mọi nơi. Rất may, tôi đã tìm thấy ở đây. Tôi cảm thấy rất biết ơn một số nhà thuốc đã dự trữ thuốc cứu người. Chúng tôi đang cảm thấy rất bất lực. Chúng tôi phải làm gì đây? Mọi thứ đều nằm ngoài tầm tay, vì nếu có tìm được thuốc thì liệu chúng tôi có đủ tiền mua nó không?"
Vật tư y tế trở nên đắt đỏ và thậm chí là hết hàng ở nhiều nơi.
|
Tại thủ đô
New Delhi, bình oxy đã được đổi chủ có giá 70.000 rupee (gần 22 triệu đồng), gấp 20 lần giá thông thường và gấp nhiều lần mức lương trung bình tháng của người dân Ấn Độ.
Nhiều người may mắn vì tìm được nhà thuốc có tích trữ thuốc men.
|
Ông Prateek Sharma bức xúc trước tình trạng rao bán
chợ đen: "Không nên tích trữ và rao bán ở chợ đen như vậy. Thuốc men trở nên đắt đỏ, tôi có thể hiểu. Nhưng ít nhất người ta không nên làm như vậy với việc mai táng con người".
Cảnh sát ở Ấn Độ đã bắt giữ hơn 100 trường hợp liên quan đến việc 'chặt chém' giá cả, bao gồm cả thuốc, dịch vụ xe cứu thương và giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19.
Bình luận (0)