Như vậy, hiệp ước chính thức có hiệu lực sau khi đáp ứng điều kiện là có được sự phê chuẩn của ít nhất 55 thành viên chiếm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính trong số 193 nước tham gia ký kết. Đây là bước chuyển với ý nghĩa lịch sử trong công cuộc bảo vệ trái đất mà các bên bền bỉ theo đuổi từ rất nhiều năm nay, củng cố niềm tin và hy vọng là mục tiêu này sẽ thành công.
Đối với Ấn Độ, việc phê chuẩn hiệp ước cũng là bước chuyển lịch sử về nhận thức lẫn hành động. Ấn Độ chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc trong danh sách các nước phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cả ba đều đã bị coi là những vật cản lớn nhất đối với tiến triển của quá trình bảo vệ khí hậu trái đất do Liên Hiệp Quốc chủ trì.
|
Có nhiều lý do khiến Ấn Độ không thể tiếp tục trì hoãn việc gột bỏ hình ảnh không mấy tốt đẹp trong phương diện bảo vệ khí hậu trái đất. Nước này chọn mốc 2.10 vì đó là ngày sinh của lãnh tụ Mahatma Gandhi. Có thể như vậy, nhưng chắc chắn còn vì áp lực thời gian khác nữa. Hiệp ước Paris quy định tất cả những quốc gia phê chuẩn sau ngày 7.10.2016 đều bị hạn chế quyền tham gia sửa đổi, bổ sung nội dung sau này.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đều đã phê chuẩn thì áp lực quốc tế đối với Ấn Độ ngày càng gia tăng. Ngoài ra, nếu muốn tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của nước ngoài thì Ấn Độ cũng không có lựa chọn nào khác.
Bình luận (0)