Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Iran xuất hiện 2 lần liên tiếp ở đấu trường World Cup. Trớ trêu ở chỗ, đây không phải là thời kỳ vàng son của bóng đá Iran. Thành công của nền bóng đá bị cho là đang suy thoái này khẳng định một bước lùi nói chung của bóng đá châu Á.
Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên ở đấu trường châu lục, Iran đã đoạt chức vô địch Asian Cup 1968. Rồi họ lập kỷ lục vô địch 3 lần liên tiếp và kể từ đó không hề vắng bóng ở vòng bán kết trong 2 kỳ Asian Cup liên tiếp. Nhưng trong 3 kỳ Asian Cup gần đây nhất, Iran đều chỉ dừng chân ở giai đoạn tứ kết.
Kinh tế Iran gần đây không mấy khởi sắc. Họ bị Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc bỏ xa về GDP/đầu người. Giải vô địch quốc gia Iran chỉ đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng các giải vô địch quốc gia tại châu Á. Nhưng HLV Queiroz vẫn phải trông cậy vào lực lượng chính, đang khoác áo các CLB Sepahan, Persepolis, Saipa ở giải đấu này. Trên danh nghĩa, Ashkan Dejagah hiện là tuyển thủ Iran duy nhất có hợp đồng với một CLB thuộc 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu (Wolfsburg, Đức). Kỳ thực, suốt mùa vừa qua thì Dejagah chỉ được khoác áo đội Wolfsburg II, ở giải hạng tư (tức đẳng cấp nghiệp dư) trong làng bóng Đức.
tin liên quan
Tuyển thủ Syria có nguy cơ thất nghiệp vì ghi bàn vào lưới tuyển Trung QuốcTruyền thông xã hội Trung Quốc lại vừa nóng lên sau khi người hâm mộ nước này tỏ ra giận dữ đòi CLB Henan Jianye sa thải cầu thủ Ahmad Al Saleh (tuyển Syria).
Nhớ lại thời kỳ hào hùng, Iran luôn có hàng loạt hảo thủ khuấy đảo các giải vô địch quốc gia châu Âu, như Ali Daei, Vahid Hashemian, Ali Karimi đều đá chính ở Bayern Munich. Lực lượng trong tay Queiroz hiện tại đâu thể sánh nổi "thế hệ vàng" ấy. Vậy mà bây giờ Iran vẫn bỏ xa Hàn Quốc
7 điểm trước 2 trận còn lại, không chỉ lấy vé chính thức mà còn chắc chắn đứng đầu bảng đấu của mình. Thua cả Iran, Qatar lẫn Trung Quốc (2 đội sau đã chắc chắn bị loại), Hàn Quốc của HLV Uli Stielike phải nói là quá mờ nhạt tại vòng loại này. Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Úc cũng đều không mấy xuất sắc. Nhật thua cả U.A.E (đội gần như chắc chắn bị loại) ngay tại sân nhà.
Cái nhìn tổng thể cho thấy bóng đá châu Á đang bước lùi, về nhiều mặt. Tại giải U.20 World Cup vừa qua, chủ nhà Hàn Quốc gây thất vọng khi thua một cách toàn diện trước Bồ Đào Nha, và châu Á không có đội nào vào đến tứ kết. Tại World Cup 2014, cả 4 đội châu Á đều đứng chót bảng, không ai thắng được trận nào, vậy nên thật khó kỳ vọng bóng đá châu Á sẽ khởi sắc tại World Cup năm tới.
Bình luận (0)