(TN Xuân) Tết Ất Mùi này, nông dân miền Tây Nam bộ cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 trái bưởi bàn tay Phật (còn gọi là bưởi lễ Cát Tường). Đây là sản phẩm liên kết giữa Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Nguyễn Gia (Hà Nội) với nhà vườn trong khu vực.
Ảnh: Đặng Ngọc
|
Cũng theo lời ông Thành, năm 2011, khi được đơn vị liên kết chuyển giao 10 khuôn nhựa cứng để định hình bưởi, ông tiến hành thử nghiệm nhưng chỉ sau một thời gian tất cả các khuôn đều bị vỡ do không chịu nổi sự nung lớn của trái. Mùa kế tiếp, công ty chuyển giao khuôn nhựa dẻo để ông thử nghiệm nhưng kết quả cũng không như mong muốn: khuôn không vỡ nhưng trái bưởi không thể hiện rõ nét bàn tay Phật.
|
Lần thứ 3, đơn vị liên kết cung cấp loại khuôn nhựa cứng công nghệ nhập ngoại. Bàn tay Phật được định hình trên trái bưởi, nhưng khi lấy khuôn ra quả bưởi thành phẩm dễ bị trầy xước, giảm giá trị. “Nhờ kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm nắn bưởi hồ lô, tôi nghĩ ra cách khắc phục vừa đơn giản, vừa hiệu quả: Trước khi đưa bưởi vào khuôn, lấy bọc ni lông bao quả bưởi. Nhờ vậy, da bưởi không tiếp xúc trực tiếp với mặt khuôn nên việc lấy khuôn ra khỏi quả bưởi rất dễ dàng”, ông Thành chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của ông Thành, để cho quả bưởi bàn tay Phật đẹp mắt, thì khâu chọn trái bưởi để tạo hình là cực kỳ quan trọng: cây phải khỏe, quả đẹp, mau lớn. “Sau nhiều lần cải tiến quy trình, bưởi chúng tôi ốp khuôn 90% đạt tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Việc ốp khuôn vào quả bưởi cũng cải tiến đáng kể về thời gian, từ lúc phải mất 10 - 12 phút/trái nay chỉ còn 3 phút. Trung bình mỗi ngày, một lao động có thể ốp được 150 - 160 khuôn bàn tay Phật vào trái bưởi”, ông Thành hồ hởi.
Hiện có khoảng 120 nhà vườn ở các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh tham gia sản xuất bưởi bàn tay Phật, với tổng diện tích trên 160 ha. Dự kiến năm 2015, sản lượng bưởi bàn tay Phật sẽ tăng lên khoảng 200.000 trái.
|
Bình luận (0)