Ông Hùng nói rõ thêm: “Trong các danh mục này, đặt ưu tiên cho các thiết bị như: đầu CD, cassette, âm pli, loa... Bộ cũng không hướng dẫn các trường tiểu học phải trang bị những phòng luyện âm hoành tráng”. Ông Hùng nhấn mạnh: “Chủ trương của Bộ là không độc quyền trong việc cung cấp trang thiết bị. Khi thí điểm, chúng tôi chọn một loại nhưng khi triển khai đại trà, lãnh đạo Bộ cho phép nhiều công ty có thể sản xuất, kinh doanh thiết bị này với điều kiện đã thẩm định về chất lượng”.
Trước ý kiến cho rằng có thể dùng thiết bị này để thay thế giáo viên, ông Hùng cho hay: “Hiểu như vậy là hoàn toàn sai lệch so với mục tiêu và chủ trương của ngành. Chẳng có thiết bị nào thay thế được con người cả”. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo NXB Giáo dục ban hành một mã nguồn mở để sau này mở rộng việc tham gia sản xuất, chế tạo bút. Kể cả giáo viên cũng có thể dựa vào mã này để tự thiết kế đồ dùng dạy học. Chỉ cần tích hợp mã đó vào điện thoại di động và mua một đầu đọc bán trên thị trường với giá rẻ là cũng có thể sử dụng để nhận biết âm thanh. NXB Giáo dục đã trang bị công nghệ mới và năm học tới sẽ có một mã nguồn mở để tất cả các thầy trò nếu muốn đều có thể tự “sản xuất” được thiết bị tương tự loại bút điện tử hiện nay.
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)