Cá bay thời cổ đại

01/11/2012 12:40 GMT+7

(TNO) Hóa thạch mới về loài cá bay được tìm thấy ở Trung Quốc đã cung cấp chứng cứ sơ khai nhất về loài động vật có xương sống có khả năng lướt trên mặt nước.

(TNO) Hóa thạch mới về loài cá bay được tìm thấy ở Trung Quốc đã cung cấp chứng cứ sơ khai nhất về loài động vật có xương sống có khả năng lướt trên mặt nước.

Theo BBC, những hóa thạch được tự nhiên bảo quản trong tình trạng cực tốt này có niên đại từ thời giữa kỷ Tam Điệp, tức cách nay 235 đến 242 triệu năm.

 Cá bay thời cổ đại
Bộ xương được bảo quản tốt của loài cá bay cổ đại - Ảnh: Guang-Hui Xu

Trong báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B, các chuyên gia Trung Quốc cho hay loài cá trên, được đặt tên là Potanichthys xingyiensis, dài khoảng 15 cm.

Cơ thể chúng là sự kết hợp bất thường giữa các đặc điểm hình thái học có liên quan đến khả năng lướt trên mặt nước ở cá.

Hóa thạch cho thấy một cái vây đuôi chẻ, một cặp vây ngực lớn tượng hình thành “cánh” và vây ở xương chậu nhỏ hơn đóng vai trò làm “cánh phụ”.

Theo đánh giá, hành vi lướt trên nước ở cá chỉ tiến hóa hai lần trong suốt lịch sử Trái đất, lần thứ nhất là vào kỷ Tam Điệp, và lần thứ hai là ở họ cá bay hiện đại Exocoetidae.

Các chuyên gia cho rằng cả hai họ cá bay đều phát triển hành vi lượn để thoát khỏi kẻ săn mồi.

Đây là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Chiết Giang.

Phi Yến

>> Giải mã lời nguyền thời cổ đại
>> Nuôi dạy con thời cổ đại
>> “Viagra” thời cổ đại
>> Hóa thạch nhện vồ mồi 100 triệu năm
>> Hóa thạch loài bò sát mới
>> Hóa thạch của loài bò sát bay mới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.