
tin liên quan
Cá nuôi chết hàng loạt trên sông Cổ CòSáng 17.7, hàng chục hộ dân nuôi cá lồng bè ở P.Khuê Mỹ, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng choáng váng khi cá chết hàng loạt.
Qua phối hợp với UBND Q.Ngũ Hành Sơn, Sở TN-MT TP.Đà Nẵng xác định cá chết từ 18 giờ ngày 16.7 ở 32 bè cá trải dài 300 m khúc sông Cổ Cò.
Trung tâm quan trắc TN-MT lấy 3 mẫu nước mặt sông Cổ Cò ở khu vực cá chết, kết quả phân tích cho thấy tổng chất rắn lơ lửng, Nitrat, Phosphat, tổng Phenol, chất hoạt động bề mặt 3 mẫu nước nằm trong giới hạn cho phép.
Kiểm tra thực tế trên sông, Sở TN-MT xác định đoạn sông nuôi cá lưu thông nước kém, người nuôi thả lồng bè mật độ lớn (228 lồng).
Bên cạnh đó, hàm lượng oxy hòa tan trong cả 3 mẫu thấp hơn giới hạn cho phép, là môi trường không thuận lợi cho nuôi cá.
Ngoài ra, rại khu vực nuôi cá có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng và hữu cơ. Cụ thể, tại bè ông Huỳnh Văn Hùng, COD và Amoni lần lượt vượt 1,37 và 4,3 lần.

tin liên quan
Ngư dân Đà Nẵng lo lắng vì chậm công bố nguyên nhân cá chếtMẫu nước lấy ở khu vực sông tiếp nhận nước thải Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn gần đó có thông số COD, Amoni và Phosphat vượt lần lượt 1,6 - 13,2 và 10,7 lần.
Do đó, Sở TN-MT tiếp tục theo dõi tình trạng ô nhiễm và đề nghị UBND giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát quy hoạch vùng nuôi cá thích hợp cho người dân.
Bình luận (0)