(TNO) Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học bang Oregon (Mỹ) đã phát hiện bằng chứng cho thấy cá hồi dùng từ tính để tìm đường quay về nơi sinh sản trong mùa đẻ trứng.
Cá hồi đỏ thường vượt qua quãng đường dài đến 6.400 km hướng về biển cả và sau đó vài năm lại lặn lội bơi ngược dòng chảy để về đẻ trứng ở đúng nơi mà chúng được sinh ra.
Theo báo cáo trên chuyên san Current Biology, các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ cá hồi có thể tìm đường về đúng khúc sông cũ là nhờ chúng cảm nhận được dấu ấn từ tính đặc trưng của dòng sông.
|
Họ đã nghiên cứu tuyến hành trình của cá hồi từ biển, hầu hết gần Alaska hoặc quần đảo Aleutia ở Thái Bình Dương, đến cửa sông nhà của chúng, tức sông Fraser ở British Columbia, Canada.
Kế đến, các nhà khoa học thu thập dữ liệu về cường độ từ trường Trái đất tại những điểm then chốt trong chuyến hành trình về nhà của cá hồi đỏ, và cuối cùng rút ra kết luận trên.
Hầu hết cá hồi một lần trong đời đều thực hiện chuyến hành trình khứ hồi, thường kéo dài đến gần 13.000 km, và chúng chết ngay sau khi đẻ trứng.
Phi Yến
>> Tế bào từ tính
>> Cá hồi, cá thu và cơ bắp
>> Ăn cá hồi giúp trì hoãn lão hóa
>> Lẩu đầu cá hồi nấu măng
>> Xà bông từ tính
>> Bộ nhớ từ tính nhỏ nhất thế giới
Bình luận (0)