Theo tính toán, động vật ăn thịt khổng lồ thống trị các đại dương thời đó có kích thước lúc trưởng thành lên đến 18 m, và sử dụng hàm răng khổng lồ (với mỗi chiếc răng có thể lên đến 18 cm) để xé xác các con mồi là động vật biển hữu nhũ nhỏ hơn.
Theo trang tin The New Scientist, sau khi phân tích răng hóa thạch 7 triệu năm tuổi của cá mập megalodon, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng thật sự rất khó tính trong khoản lựa chọn con mồi cho mỗi bữa ăn. Giới cổ sinh vật học xác định sinh vật khổng lồ này chỉ thích ăn cá voi lùn, và do vậy chúng tuyệt chủng vì đói chết cách đây khoảng 2,6 triệu năm.
Vào thời điểm đó, khí hậu lạnh dần khiến nguồn thức ăn của chúng biến mất, và megalodon không tìm được con mồi ngon miệng khác để nhét đầy dạ dày có kích thước đáng nể của mình.
tin liên quan
Luồng chảy kim loại lỏng bí ẩn trong lòng trái đấtNhóm chuyên gia đến từ Anh và Đan Mạch lần đầu tiên phát hiện sự tồn tại của luồng chảy kim loại lỏng trong khi phân tích dữ liệu thu được từ một nhóm 3 vệ tinh châu Âu gọi là Swarm.
Để rút ra kết luận trên, trưởng nhóm Alberto Collareta của Đại học Pisa (Ý) và đồng sự đã phân tích những dấu răng và vết thương để lại trên chiếc răng hóa thạch đã 7 triệu năm tuổi. Hóa thạch này được tìm thấy tại bãi hóa thạch Pisco thuộc Aguada de Lomas, Peru. Họ phát hiện một số dấu răng thuộc về loài cá voi tấm sừng hàm đã tuyệt chủng, có tên khoa học là Piscobalaena nana, và một loài hải cẩu thời xưa gọi là Piscophoca pacifica. Cả hai động vật biển cổ đại trên có chiều dài 5 m khi trưởng thành, tức chỉ bằng 1/3 kích thước của kẻ săn thịt hung hãn.
“Sự biến mất của loài cá mập khổng lồ cuối cùng này có thể là do sự giảm sút và xuống dốc về số lượng của một số loài cá voi tấm sừng hàm cỡ trung đến cỡ nhỏ so với loài cá voi tấm sừng hàm khổng lồ đang hiện diện trong các lòng biển hiện nay”, theo ông Collareta.
tin liên quan
Tiểu hành tinh bay với vận tốc 5.760 km/giờ suýt tông trúng trái đấtTiểu hành tinh có tên 2017 AG3 lộ diện trước giới chuyên gia địa cầu vào cuối tuần qua nhờ vào dữ liệu thu được từ dự án Khảo sát bầu trời Catalina do Đại học Arizona (Mỹ) thực hiện.
Nói tóm lại, hàng triệu năm trước, môi trường khí hậu trên trái đất đã khiến mực nước biển rút xuống, trong khi băng hình thành ở hai cực. Chính sự thay đổi đó đã đẩy loài cá voi lùn vào tình trạng tuyệt chủng. Trong khi đó, sự chuyển đổi khí hậu lại tạo điều kiện thuận lợi cho loài cá voi lớn hơn sinh sôi, nhưng chúng quá lớn so với hàm răng của megalodon. Thế là, cá mập khổng lồ cũng dần biến mất trong các đại dương, và chấm dứt sự hiện diện của chúng cách đây 2,6 triệu năm.
Bình luận (0)