TNO

Cà phê và bệnh trào ngược - khó đội trời chung

12/04/2015 06:01 GMT+7

Cà phê là một thức uống thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng bạn có biết là cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày - thực quản bị tăng lên?

Cà phê là một thức uống thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng bạn có biết là cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày - thực quản bị tăng lên?

Cà phê làm yếu cơ “bảo vệ” thực quản

A xít HCl là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, khó nuốt, viêm họng mạn tính… trong bệnh trào ngược. Hiện tượng này trực tiếp xảy ra khi áp lực trong dạ dày quá lớn hoặc trương lực cơ thắt thực quản dưới (chính là cơ “bảo vệ” thực quản) giảm.

Cà phê và bệnh trào ngược - khó đội trời chung
Axit trong cà phê là nguyên nhân chính gây khó chịu cho dạ dày - Ảnh: Shutterstock

Cà phê đã được chứng minh là một tác nhân làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới. Và thực tế là nhiều người bệnh đã than phiền về hiện tượng tăng ợ nóng sau khi họ thưởng thức một tách cà phê.

Cafein không phải “thủ phạm” duy nhất

Người ta thường nghĩ cafein trong cà phê là tác nhân chính gây ra hiện tượng ợ nóng này. Tuy nhiên đó không phải thủ phạm duy nhất. Cà phê thông thường vẫn tạo thêm trào ngược nhiều hơn là nước chứa cafein. Như vậy có thể kết luận các thành phần khác của cà phê cũng đóng góp vào hiệu ứng tăng trào ngược.

Cà phê có tính a xít

Khi uống cà phê, bạn có thể thấy cảm giác dạ dày rất nhanh rỗng. Đó là do cà phê có tính a xít cao, đồng thời lại kích thích dạ dày tăng tiết a xít HCl. Đó cũng chính là lý do cà phê làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược.

Để hạn chế những tác hại này, bạn không nên uống cà phê khi đói, buổi tối hoặc trước khi đi ngủ và không dùng quá 2 ly cà phê mỗi ngày. Chỉ nên uống sau khi ăn để giúp kích thích tiêu hóa.

Cà phê tốt nhưng uống "quá liều" dễ sinh bệnh. Sành cà phê không thể thiếu sự hiểu biết để bảo vệ sức khỏe của mình.

Lâm Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.