Tự động phát
Anh Tili (35 tuổi), một người bán chim ở thành phố Palu trên đảo Sulawesi (Indonesia), đã quyết định giải cứu cá sấu vì “không đành lòng nhìn bất kỳ con vật nào chịu đau đớn, dù là một con rắn”.
Anh kể rằng "đã tự mình bắt cá sấu sau khi mọi người xung quanh từ chối giúp đỡ vì họ sợ”.
Anh đã dùng thịt gà, vịt sống làm mồi và dây thừng để bắt con vật vào bờ. Sau 3 tuần kiên trì và 2 lần để vuột, anh Tili cuối cùng cũng bắt được nó và dùng cưa cắt chiếc lốp xe quấn quanh cổ con cá sấu.
Anh kể với hãng tin AFP rằng con cá sấu "nặng tới khó tin".
"Tôi gần như kiệt sức nên để những người khác hoàn thành nốt cuộc giải cứu. Người nào cũng vã mồ hôi và mệt không tưởng".
Cư dân thành phố Palu trên đảo Sulawesi (Indonesia) hỗ trợ anh Tili giải cứu con cá sấu bị lốp xe siết cổ suốt 6 năm qua |
reuters |
Có những suy đoán cho rằng có người đã dùng vỏ xe làm bẫy bắt cá sấu. Tuy nhiên cái bẫy bị đứt, còn con vật bị mắc kẹt suốt 6 năm qua.
Kể từ lần đầu phát hiện con cá sấu đeo lốp xe vào năm 2016, các nhân viên bảo tồn nhiều lần nỗ lực tìm cách gỡ ra nhưng bất thành.
Con cá sấu sống sót sau khi động đất và sóng thần xảy ra trong khu vực năm 2018, nhưng chiếc lốp xe vẫn mắc kẹt ở cổ.
Vào năm 2020, ông Hasmuni Hasmar, người đứng đầu cơ quan bảo tồn động vật hoang dã của Palu, tuyên bố ông sẽ tự bỏ tiền túi để trao thưởng cho ai giải thoát cá sấu thành công, nhưng không nêu con số cụ thể.
Giải thưởng này sau đó bị hủy vì nhiều người dân và các nhà bảo vệ động vật lo ngại rằng sẽ có người cố ý làm tổn hại con cá sấu để lấy tiền thưởng.
Ông Hasmuni Hasmar gọi ngày 7.2 là "một ngày lịch sử" vì con cá sấu đã được giải cứu.
"Chúng tôi sẽ thưởng cho Tili vì nỗ lực giải cứu động vật hoang dã", cơ quan bảo vệ động vật địa phương khẳng định với AFP.
Bình luận (0)