Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày

14/01/2024 12:48 GMT+7

Những ngày gần Tết Nguyên đán, căn bếp của nhiều hộ dân ở TP.Thuận An, Bình Dương đỏ lửa liên tục để sên mứt gừng nguyên củ.

Đây được xem là món mứt gừng độc lạ "chưa từng thấy ở nơi khác" với cách làm công phu.

Những người lớn tuổi ở khu vực TP.Thuận An, Bình Dương không biết rõ nghề làm mứt gừng nguyên củ vào dịp tết ở quê mình có từ bao giờ, chỉ biết từ thời trẻ họ đã được các mẹ, các bà truyền lại cách làm.

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 1.

Bà Vân (74 tuổi, ở P.Bình Nhâm) đang dùng dụng cụ chuyên dụng để đâm củ gừng tươi làm món mứt độc đáo phục vụ thực khách dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Bà cho biết cứ mỗi năm trước tết khoảng 3 - 4 tháng thì đã bắt đầu tìm mối mua nguyên liệu làm mứt.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 2.

"Gần 50 năm nay, tôi làm mứt theo cách truyền thống là xăm củ gừng cho đến khi mềm ra. Lúc xăm phải cẩn thận, nếu không củ gừng sẽ nứt, thành phẩm không đẹp mắt. Những củ lớn có khi tôi mất cả tiếng mới xăm xong", bà Vân nói.

Phan Diệp

CLIP: Một số công đoạn chính làm nên món mứt gừng nguyên củ ở Bình Dương

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 3.

Củ gừng sau khi xăm mềm sẽ được mang đi ngâm với nước chanh để có màu trắng đẹp, không bị thâm. Những khay gừng như trong hình được phơi dưới nắng to trong 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần để gừng bớt vị cay.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 4.

Sau khi hoàn thiện công đoạn ngâm nước chanh, gừng sẽ được mang đi luộc sơ, để ráo nước rồi ngâm đường. Gừng ngâm đường cũng được phơi dưới nắng to 3 ngày. Khi nước đường rút hết vào bên trong gừng, đặc kẹo lại thì mang cất vào hũ. Người dân xứ Bình Dương thường bắt đầu vụ mứt tết vào khoảng tháng 9, chuẩn bị hàng trăm kg gừng như thế này đến khi có khách đặt mới bắt đầu sên.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 5.

Nghề làm mứt gừng nguyên củ đặc sản này hiện không còn nhiều người gắn bó. Phần vì lớp trẻ ít ai theo nghề truyền thống, phần vì nghề này vất vả, chỉ đắt hàng vào vụ tết. Ông Lý Hoàng Vân (60 tuổi, ở P.Hưng Định) có chiếc máy xăm gừng nên tiết kiệm nhiều thời gian. Cận tết, ngoài làm mứt bán, ông cũng nhận gia công xăm gừng với giá 13.000 đồng/kg cho người dân địa phương.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 6.

Mỗi ngày ông Vân có thể xăm được khoảng 20 kg gừng nhờ chiếc máy tự chế. Nếu xăm bằng tay, mỗi người chỉ có thể xăm được khoảng 5 kg.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 7.

Gừng tươi được tuyển chọn làm mứt nguyên củ là loại không quá già, không quá non. Gừng non thì mứt thành phẩm bị hao hụt, không có mùi cay nồng đặc trưng, gừng già có nhiều xơ, ăn không ngon.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 8.

Một mẻ mứt vừa được sên xong nóng hổi được phơi dưới nắng trời, người dân phủ thêm một lớp đường bên ngoài để trông đẹp mắt hơn. Mứt gừng được xăm mềm nhũn nên khi ăn vào tan ngay trong miệng, có vị ngọt của đường và hậu vị cay nồng của gừng.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 9.

Bà Hai Phùng (72 tuổi, ở P.Hưng Định), đóng gói mứt vừa sên xong cho khách quen đặt ăn tết sớm. Hơn 3 tháng qua, bà đã chuẩn bị được gần 100 kg gừng ngâm đường, dự trữ trong hũ. Giáp tết, bà sẽ mang ra sên rồi giao khi có khách đặt. "Năm nay giá gừng, đường đều tăng nên tôi bán mứt với giá 150.000 đồng/ kg, cao hơn 30.000 so với năm ngoái", bà cho hay.

Phan Diệp

Cả tiếng ngồi xăm nguyên củ gừng làm món mứt lạ đón tết, kiếm vài trăm ngàn/ngày- Ảnh 10.

Mứt gừng nguyên củ được nhiều người ưa chuộng bởi có hình thức đẹp, phù hợp bày biện mâm cúng hay biếu quà tết hơn loại mứt gừng cắt lát. Tuy nhiên, vì công đoạn làm món mứt độc lạ này công phu, vất vả nên hiện không còn nhiều hộ ở TP.Thuận An làm bán tết. Người dân nơi đây hy vọng sẽ có nhiều người biết đến món mứt này để họ có động lực làm và truyền lại nghề truyền thống cho con cháu.

Phan Diệp



Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.