Đặc biệt, tập thể dục aerobic và rèn luyện sức mạnh là 2 loại bài tập có hiệu quả nhất trong việc giảm chỉ số đường huyết trung bình HbA1c cho người bệnh tiểu đường, theo tờ Times of India.
Các bài tập này cũng giúp giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin. Nó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp giảm cân.
Theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), aerobic là các bài tập sử dụng các nhóm cơ lớn, làm tăng nhịp tim và lượng oxy. Loại bài tập này thường có nhịp điệu và lặp đi lặp lại, và có thể điều chỉnh cường độ tập luyện. Các bài tập phổ biến nhất là đi bộ hoặc chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, bơi lội.
Sau đây là các bài tập hàng đầu có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Đi bộ. Bài tập dễ dàng này có thể cải thiện mức huyết áp, mức cholesterol và đường huyết. Đi bộ nhanh với tốc độ khoảng 100 bước một phút trong ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách tuyệt vời để kiểm soát bệnh tiểu đường, theo Times of India.
Đạp xe. Bộ môn này còn có thể cải thiện sức khỏe tim và phổi, đồng thời giúp duy trì sự cân bằng và tư thế cơ thể.
Khiêu vũ. Hoạt động giải trí này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và cũng duy trì lượng đường trong máu.
Pilates. Đây là hình thức tập thể dục tác động thấp với các động tác chủ yếu là nằm trên sàn và nâng cao chân, thắt chặt cơ bụng. Đây là bài tập hiệu quả giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.
Yoga. Bài tập tác động thấp này bao gồm thở và thiền. Nó đặc biệt hữu ích cho những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ cao mắc bệnh. Yoga cũng giúp kiểm soát mức đường huyết và cholesterol.
Thái cực quyền. Bài tập kết hợp các động tác tác động thấp gồm kỹ thuật thở và thiền định là cách hữu hiệu để duy trì lượng đường trong máu.
Thể dục nhịp điệu/thể dục nhịp điệu dưới nước. Những bài tập này giúp giảm mức đường huyết, bảo vệ tim và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục bao nhiêu?
Trường Y Harvard Health (Mỹ) cho biết: Người bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất 2 giờ mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim và tập 3 - 4 giờ mỗi tuần còn giảm nguy cơ nhiều hơn nữa.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tập thể dục cường độ vừa phải như đi bộ hoặc tập thể dục mạnh mẽ ít nhất 4 giờ mỗi tuần có thể giảm đến 40% nguy cơ mắc bệnh tim.
Thời điểm tốt nhất để người bệnh tiểu đường tập thể dục
Harvard Health cho biết: Nói chung, thời điểm tốt nhất để người bệnh tiểu đường tập thể dục là từ 1 - 3 tiếng sau bữa ăn, khi lượng đường trong máu có thể tăng cao. Nếu dùng insulin, cần kiểm tra mức đường huyết trước khi tập thể dục.
Nếu mức đường huyết dưới 100 mg/dL, nên ăn một miếng trái cây hoặc ăn nhẹ để tăng lượng đường trong máu và tránh bị hạ đường huyết. Kiểm tra lại sau 30 phút để xem mức đường huyết có ổn định hay không.
Nam giới cao tuổi Ăn gì giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi tập luyện mạnh mẽ. Nếu đang dùng insulin, nguy cơ bị hạ đường huyết có thể cao nhất từ 6 - 12 giờ sau khi tập thể dục, theo Harvard Health.
Bình luận (0)