Tại cuộc làm việc, Tổng công ty phát điện 3 (Genco3) đã báo cáo tiến độ triển khai nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng.
tin liên quan
Không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống vùng biển gần Hòn CauTheo phương án đề xuất lên Chính phủ của Bộ Tài nguyên - Môi trường, sẽ không nhận chìm gần 1 triệu m3 vật, chất nạo vét từ nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển Bình Thuận, khu vực gần khu bảo tồn Hòn Cau.
Theo đó, nhà máy Vĩnh Tân 4 đã hoàn thiện việc chạy thử và phát điện thành công một tổ máy. Riêng nhà máy Vĩnh Tân 4 mở rộng còn 6 hộ dân chưa chấp nhận giá tiền đền bù, nên chưa bàn giao đất.
Về nhà máy Vĩnh Tân 2, hiện nay đã kí hợp đồng bán tro, xỉ cho một đơn vị ở TP.HCM 500 tấn/ngày. Một công ty khác cũng ký hợp đồng mua tro, xỉ để làm vật liệu xây dựng với khối lượng 1.000 tấn/ngày. Một công ty khác ở Bình Thuận đã lấy 11.000 tấn tro, xỉ / 2 tháng để làm bê tông xi măng.
Riêng nhà máy làm gạch từ tro xỉ vẫn chưa xây dựng nhà xưởng do điều chỉnh thiết kế, quy mô phải xin giấy phép lại. Nhà máy Vĩnh Tân 3 đã hoàn thành mặt bằng và hiện chuẩn bị rà phá bom mìn khu vực xây dựng bãi xỉ trước khi khởi công.
Tại cuộc họp, ông Li Yupeng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1, thông báo vẫn chưa ấn định được thời gian nạo vét bến quay tàu và cảng chuyên dụng. Hiện nay Chính phủ đã đồng ý cho nhà máy Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét vào khu mặt bằng của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân (không nhận chìm).
Theo lãnh đạo Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 thì phải chờ báo cáo đánh giá riêng ĐTM được Bộ TNMT phê duyệt mới có thể thực hiện nạo vét.
|
Phát biểu với đại diện các nhà thầu ở Vĩnh Tân, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai khẳng định: “Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân là công trình trọng điểm, quan trọng của quốc gia để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi triển khai, các nhà thầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Dân địa phương đã nhường đất, nơi ở của họ thì phải tính toán đền bù cho dân xứng đáng, không được để dân thiệt thòi”.
Nhắc lại câu chuyện nhận chìm của nhà máy Vĩnh Tân 1 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Hai đề nghị các chủ đầu tư cần phải rút kinh nghiệm, khi triển khai các hạng mục có thể ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của dân thì cần bàn bạc thống nhất với địa phương trước khi trình trung ương phê duyệt.
Ông Nguyễn Ngọc Hai cho rằng vụ nhận chìm vừa qua có vai trò rất quan trọng của báo chí, các nhà chuyên môn phản biện. Việc người dân lo ngại ảnh hưởng đến cuộc sống của họ là hoàn toàn chính đáng. Các dự án triển khai sau phải rút kinh nghiệm là bàn bạc kĩ với tỉnh trước khi xin trung ương phê duyệt, quyết định.
tin liên quan
Chưa cấp phép nhận chìm 1 triệu m3 bùn vì lo ngại ảnh hưởng môi trường biểnĐó là thông tin chính thức từ lãnh đạo Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (ở H.Tuy Phong, Bình Thuận).
“Mặt khác, các nhà thầu phải tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của người dân. Với trách nhiệm của mình, UBND tỉnh đã có báo cáo riêng gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét lại cả 7 cái ĐTM ở Vĩnh Tân và có đánh giá tác động môi trường cho toàn vùng Vĩnh Tân, chứ không riêng lẻ từng dự án”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai cho biết.
Bình luận (0)