Các nước chỉ yêu cầu 2 mũi vắc xin, giãn cách…

28/10/2021 08:02 GMT+7

Từ tháng 9 đến nay, các nước trong khu vực châu Á đã mở cửa trở lại một số dịch vụ, trong đó cho mở lại nhà hàng quán ăn .

Từ ngày 13.10, Singapore đã cho phép những người tiêm đủ 2 liều vắc xin sẽ được ngồi ăn uống tại chỗ ở nhà hàng, quán ăn, các khu ăn uống tập trung… với số lượng tối đa là 2 người. Trước đó, trong quy định mở cửa nền kinh tế từ đầu tháng 9, các nhà hàng, quán ăn được duy trì hoạt động bán ăn tại chỗ với nhóm tối đa 5 người. Nhân viên phục vụ tại nhà hàng phải được xét nghiệm 1 lần/tuần, còn với khách vào quán ăn, chỉ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Còn các cơ sở dịch vụ như spa, cắt tóc, xông hơi… được phép hoạt động không bắt buộc đeo khẩu trang nếu khách đã tiêm đủ liều vắc xin.

Từ ngày 28.10 hàng quán tại TP.HCM được bán tại chỗ với 50% công suất

NGọc Dương

Tại Campuchia, các quán ăn được phép mở bán trở lại từ tháng 9 và có thể bán rượu bia vào những ngày bình thường, nhưng dịp lễ thì giới hạn. Tại Nhật Bản, từ ngày 25.10, thủ đô Tokyo cho các cửa hàng ăn uống hoạt động nếu đã được công nhận đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 (tương tự như Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.HCM - PV). Các cửa hàng ăn uống này cũng không bị hạn chế về thời gian mở cửa hoặc ngừng phục vụ bia, rượu trước 20 giờ như quy định cũ. Tuy nhiên, các nhà hàng cũng được yêu cầu giới hạn số người ngồi cùng 1 bàn không quá 4 người, hoặc các nhóm khách có số lượng lớn hơn thì phải xuất trình chứng nhận đã tiêm vắc xin. Hàn Quốc đến nay cũng đã cho các nhà hàng mở cửa đón khách ngồi ăn tại chỗ và phục vụ tối đa 4 khách trong 1 bàn, khách tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Người Sài Gòn thưởng thức hủ tiếu mì nóng hổi, uống cà phê vỉa hè trong ngày đầu bán tại chỗ

Chuyên gia chiến lược Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty tư vấn IME Vietnam, đánh giá phòng chống dịch vẫn còn dài và đã xác định được điều đó thì mọi tiêu chí, quy định để mở lại hàng quán kinh doanh tại chỗ cần đơn giản, nhất quán và hạn chế thay đổi xoành xoạch.

“TP.HCM trong ngày hôm qua (27.10) ban hành một số văn bản xoay quanh vấn đề cho mở hàng quán trở lại là rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta đang áp dụng một cách máy móc cách làm từ các nước và thiếu tính thực tế tại TP.HCM. Cụ thể, mức khống chế không quá 50% được rất nhiều nước áp dụng trong phòng chống dịch như Anh, Pháp, Singapore, Mỹ… Song, mang áp dụng tại TP.HCM với hàng quán nhỏ, quán cóc nhiều lại có gì đó chưa phù hợp”, ông nói và dẫn chứng giả sử quán trước chỉ 4 bàn, nay kê 8 bàn rồi nói tôi phục vụ cho 4 bàn ăn được không? Ai kiểm tra? TP.HCM có thể tham khảo các bước đi của các nước trong bối cảnh số ca nhiễm giảm, mở lại nền kinh tế và có tỷ lệ người tiêm vắc xin cao, chứ không nên đưa tỷ lệ 50% khá cảm tính như vậy. Cách làm có thể khống chế trong khoảng không gian bao nhiêu mét vuông sẽ được phục vụ bao nhiêu khách thì đúng hơn. Quan trọng là bảo đảm giãn cách giữa các nhóm khách khác nhau.

Mỗi bàn tối đa không quá 4 người, trong đề xuất của Ban An toàn thực phẩm TP.HCM là 2 người/bàn là hơi ít, vì có những gia đình đi 4 người tách 2 bàn thì thiếu thực tế quá. Rồi quy định mở quán đến 21 giờ cũng không cần thiết, 21 giờ hay 22 giờ 30 có gì khác nhau trong phòng chống dịch Covid-19?

Thứ 2 là cho thí điểm bán thức uống có cồn tại 2 địa phương cũng không rõ dựa trên yếu tố nào. Vì nói vậy là có sự phân biệt bởi rất nhiều quận huyện tại TP.HCM theo bản đồ về phòng chống dịch là đã thuộc vùng xanh, không riêng gì 2 địa phương trên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.