Tin tặc xâm nhập trái phép email của khách hàng hoặc đối tác để thay đổi thông tin người hưởng trên các chứng từ giao dịch, như người nhận tiền không phải bên xuất... Khách hàng đã yêu cầu Vietcombank hỗ trợ đòi tiền từ NH nước ngoài nhưng khả năng đòi được tiền đối với giao dịch bị hack email là rất thấp, do tin tặc thường rút tiền ra khỏi tài khoản ngay.
tin liên quan
Phát hiện thêm 3 website mạo danh VietcombankMới đây, PVcombank cũng cảnh báo thêm những thủ đoạn dụ dỗ người dân mở tài khoản, mở thẻ, đăng ký các dịch vụ NH điện tử như: Internet Banking hoặc Mobile Banking, SMS Banking, rồi bọn tội phạm mua lại tài khoản đó phục vụ các mục đích lừa đảo người khác mà không bị phát hiện nhân thân. Hay tội phạm giả mạo nhân viên NH, công an điều tra, đại diện cơ quan chức năng để khống chế, dụ dỗ chuyển tiền, yêu cầu nộp tiền vào tài khoản.
Ông Trần Đình Cường, Phó giám đốc NH Nhà nước - chi nhánh TP.HCM, khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp các thông tin về tài khoản thẻ (đặc biệt là thẻ tín dụng), mật khẩu đăng nhập Internet Banking, NH trực tuyến cho người khác. Nên nhớ, NH sẽ không bao giờ điện thoại cho khách hàng yêu cầu cung cấp các thông tin tài khoản qua điện thoạt, do đó người dân cần bình tĩnh, liên lạc ngay với NH một khi gặp những đề nghị này. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ cần giám sát quẹt thẻ, không cho phép đơn vị chấp nhận thẻ quẹt qua bất cứ thiết bị nào khác ngoài máy POS nhằm tránh việc sao chép thông tin.
Ngày 25.5, NH Nhà nước khuyến cáo người dân: quy định hiện nay cấm việc sử dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ NH, sau đó bán lại cho các người khác để sử dụng. Trong trường hợp phát hiện, tùy theo mức độ mà xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH, trường hợp nghiêm trọng (tài khoản được sử dụng để thực hiện giao dịch với mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận…) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bình luận (0)