Cách giúp Trung Quốc thống trị thương mại toàn cầu

08/09/2016 12:02 GMT+7

Quá trình chuyển đổi kinh tế Trung Quốc thực sự là một trong những đợt chuyển đổi kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại.

Theo CNBC, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc tăng sáu lần chỉ trong một thập niên. Nước này tích lũy được kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đẩy Nhật Bản xuống để đứng vị trí nền kinh tế lớn thứ nhì, chỉ sau Mỹ.
Sự thống trị của Trung Quốc trong thương mại là yếu tố chính thúc đẩy sự thay đổi trên. Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra báo cáo nêu rõ nhiều tiến bộ lẫn thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi nền kinh tế tiếp đà phát triển. Dưới đây là một số biểu đồ do IMF thực hiện, thể hiện những mặt phát triển quan trọng trong ngành thương mại Đại lục.
Thị phần xuất khẩu
5 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới: Trung Quốc, Đức, Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Miếng bánh trong xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc lớn lên nhanh chóng CNBC
Theo IMF, Trung Quốc hiện chiếm hơn 12% kim ngạch xuất khẩu thế giới, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Xuất khẩu danh nghĩa tăng đáng kinh ngạc với 17% trung bình mỗi năm từ năm 1990 đến 2012, được hỗ trợ bởi việc nước này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2011.
Cường quốc kinh tế
Cán cân thương mại Đại lục thể hiện theo loại nền kinh tế đối tác CNBC
Trung Quốc chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu toàn cầu. Nhu cầu hàng hóa tăng vọt của các nhà máy nước này củng cố sức tăng trưởng cho các quốc gia cung ứng nguyên liệu thô cho họ, chẳng hạn như Úc và Brazil.
Theo IMF, Trung Quốc hiện chiếm 2/3 lượng hàng hóa nhập khẩu trung gian của châu Á, 25% xuất khẩu tư liệu sản xuất từ Nhật Bản và Hàn Quốc và gần một nửa lượng xuất khẩu hàng hóa trung gian của khu vực này. Trung Quốc cũng mở rộng thêm thặng dư thương mại với các nền kinh tế tiên tiến.
Lương bổng tăng
Chi phí đơn vị lao động của Trung Quốc trong năm 2014 cao hơn so với Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Brazil, Mexico, Singapore CNBC
Sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc buổi đầu xuất phát với việc vận chuyển hàng hóa được sản xuất với giá rẻ ra thế giới. Lực lượng lao động dồi dào đồng nghĩa với lương thấp, cho phép các nhà sản xuất cạnh tranh bằng cách định giá hàng hóa hấp dẫn hơn so với các nước khác. Ước tính có 270 triệu lao động nhập cư ở 10 tỉnh ven biển chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, và hàng triệu lao động khác ở các tỉnh cùng khu vực nông thôn nội địa.
Tuy nhiên thời kỳ trên đang đến hồi kết thúc vì sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động. Xu hướng cơ cấu dân số thể hiện trong chuyện chi phí đơn vị lao động ở Trung Quốc gia tăng so với các quốc gia Đông Nam Á, có thể dần làm giảm khả năng cạnh tranh của Đại lục trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.
Sản xuất tinh vi hơn
Sản phẩm Trung Quốc sản xuất ngày càng chứa nhiều chất xám hơn là tư liệu sản xuất và lao động  CNBC
Trung Quốc xoay sở trước sự biến đổi nói trên bằng cách đi lên trong chuỗi giá trị và sản xuất những sản phẩm phức tạp hơn. Theo IMF, giá trị gia tăng nội địa tăng mạnh, đặc biệt trong sản xuất cần nhiều kiến thức. Sự đi lên trong giá trị gia tăng về định nghĩa là tăng trưởng GDP. Mức tăng mạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Phần trăm gia công xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc giảm từ hơn một nửa hồi thập niên 2000 xuống còn 1/3. IMF viết: “Sự suy giảm tương đối của phần trăm gia công xuất khẩu cho thấy Trung Quốc đang đi lên trong chuỗi giá trị bằng cách thay thế sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu tinh vi bằng sản phẩm nội địa”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.