Nhưng làm thế nào để nhận biết hình ảnh đang xem đã được chỉnh sửa hay chưa? Dưới đây là một số cách mọi người cần nắm để nhận ra vấn đề này.
Nhìn vào ánh sáng và bóng tối
Nếu một hình ảnh đã được chỉnh sửa không kéo léo, một cách dễ dàng để nhận biết là nhìn xung quanh bức ảnh để tìm những điều kỳ lạ. Một khía cạnh mà nhiều người nghiệp dư chỉnh sửa ảnh thường gặp phải là bóng đổ. Nếu một cái gì đó đã được chỉnh sửa và bóng hoặc ánh sáng dường như không khớp với chủ thể hoặc hậu cảnh, rất có thể việc chỉnh sửa đã diễn ra.
Hãy chú ý xem liệu ánh sáng và bóng tối có khớp với hình ảnh hay không |
Shutterstock |
Nếu một cái bóng không khớp với đường viền của một chủ thể hoặc nếu nó ở sai vị trí, đó có thể là một chỉ báo lớn. Ảnh được chụp vào buổi tối khi vẫn có ánh sáng mặt trời tạo bóng sâu hơn so với ban ngày. Đôi khi, cũng sẽ không có bất kỳ bóng mờ nào xuất hiện, và đây là một cách dễ dàng để biết liệu một cái gì đó đã được thêm vào ảnh hay không.
Kiểm tra các biến dạng
Một cách khác để kiểm tra việc chỉnh sửa ảnh là phóng to các pixel. Khi hình ảnh bị thay đổi, điều này thường gây ra nhiều biến dạng xảy ra bên trong nó.
Các biến dạng bên trong hình ảnh là dấu hiệu cho thấy đã bị chỉnh sửa |
Shutterstock |
Đầu tiên, nếu các cạnh của đối tượng có vẻ bị méo hoặc quá chênh so với nền, có thể chúng đã được thêm một cách giả tạo vào ảnh. Một thứ khác cần tìm là những pixel có thể bật lên trong một khu vực mà chúng dường như không ở đó. Ví dụ: một số điểm ảnh tối ngẫu nhiên được phát hiện giữa một nền sáng khác. Nếu không có lý do rõ ràng nào mà các pixel này lại xuất hiện ở đó, có thể vì một điều gì đó đã bị thay đổi. Một dấu hiệu cuối cùng cần tìm là độ mịn không tự nhiên trong ảnh chỉ có một màu đồng nhất, cho thấy một điều gì đó đã được sơn hoặc pha trộn.
Kiểm tra dữ liệu EXIF
Theo Adobe, một cách rất hiệu quả để xem liệu một hình ảnh có bị thay đổi hay không là xem dữ liệu EXIF của nó. Đây là thông tin về hình ảnh được lưu khi chụp ảnh. Khi xem dữ liệu này, người dùng có thể thấy một số thông tin về cài đặt được sử dụng trên máy ảnh.
Dữ liệu EXIF là cách thể hiện các thông số máy ảnh tạo ra hình ảnh đó |
Shutterstock |
Ví dụ khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO... Nếu am hiểu về nhiếp ảnh, dữ liệu này có thể cho người dùng biết một số điều về cách ảnh sẽ trông như thế nào. Chẳng hạn nếu hình ảnh đề cập được chụp với tốc độ cửa trập thấp hơn, có khả năng các đối tượng chuyển động trong ảnh xuất hiện với nhiều chuyển động mờ hơn.
Dữ liệu EXIF cũng sẽ liệt kê nếu một chương trình đã được sử dụng với hình ảnh, bao gồm cả các chương trình chỉnh sửa ảnh như Photoshop. Đây là cách tốt nhất để biết được ảnh đã được chỉnh sửa hay chưa.
Bình luận (0)