Cách sử dụng phanh trên mô tô - Kỳ 3: Phanh theo điều kiện mặt đường

21/07/2015 05:18 GMT+7

Kỳ cuối của loạt bài Cách sử dụng phanh trên mô tô sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý bánh xe bị khóa và lưu ý khi sử dụng phanh trên những điều kiện mặt đường khác nhau.

Kỳ cuối của loạt bài Cách sử dụng phanh trên mô tô sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý bánh xe bị khóa và lưu ý khi sử dụng phanh trên những điều kiện mặt đường khác nhau.

>> Cách sử dụng phanh trên mô tô - Kỳ 2: Bốn bước phanh cơ bản
>> Cách sử dụng phanh trên mô tô - Kỳ 1: Muốn giỏi phải ‘rèn’

Tiếp theo kỳ trước, kỳ cuối của loạt bài Cách sử dụng phanh trên mô tô sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi bánh xe bị khóa và những lưu ý khi sử dụng phanh trên những điều kiện mặt đường khác nhau.

Phanh xe quá đột ngột rất dễ dẫn đến những tai nạn - Ảnh: Max.xbhp.com
11. Nếu sử dụng lực phanh tối đa trong bước thứ tư thì liệu bánh xe trước có bị khóa chặt không?

Tình huống này có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu người điều khiển áp dụng tuần tự và thành thạo 4 bước phanh thì sẽ có đủ thời gian để kiểm soát sự thay đổi phân bổ trọng lượng và giữ xe ổn định. Lúc này toàn bộ trọng lượng của xe và người lái sẽ được dồn lên bánh phía trước giúp xe được kiểm soát dễ dàng hơn.

Điều này rất khác so với việc kích hoạt phanh trước đột ngột với lực phanh tối đa, lúc này bánh xe trước dễ bị trượt và mất kiểm soát vì trọng lượng của xe chưa dồn lên bánh trước và dễ bị phân tán làm cho bánh trước không đạt đủ độ bám đường cần thiết.

Với việc áp dụng đúng quy trình bốn giai đoạn, việc kiểm soát bánh trước trở nên đơn giản và giữ cho xe luôn hướng về phía trước. Khi đó người lái có thể từ từ nới lỏng phanh trước, trả lại sự hoạt động cho bánh xe và hạn chế nguy cơ bị trượt.

12. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bánh trước bị khóa và áp lực phanh không được nới lỏng?

Chắc chắc một điều là bạn sẽ ngã xe khi bánh trước bị khóa chặt. Có hai trường hợp xảy ra: một là người điều khiển ngã nhào về phía trước do không nới lỏng lực phanh, hai là bánh xe phía trước bị mất độ bám đường (trượt) khiến xe bị đổ ngang nếu bề mặt đường trơn trượt hoặc không ổn định.

Tay lái mô tô bị ngã nhào về phía trước vì không tuân thủ đúng quá trình phanh - Ảnh: Fosilfueled.com

13. Phanh khẩn cấp như thế nào được xem là tốt?

Trong trường hợp phanh khẩn cấp, người điều khiển có kinh nghiệm sẽ sử dụng phanh trước với áp lực phanh vừa đủ để giảm tốc độ xe và giữ cho xe ổn định. Việc này yêu cầu người điều khiển phải hiểu chiếc xe của mình và cảm nhận được hệ thống phanh trên xe như thế nào. Cách duy nhất để thực hiện việc này là rèn luyện.

Một khi đã luyện tập nhuần nhuyễn khả năng sử dụng phanh thì người điều khiển còn có thể nghe và cảm nhận được bánh xe đang ghì xuống mặt đường khi phanh.

14. Bề mặt lốp xe có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phanh xe hay không ?

Một lốp xe sạch sẽ cho hiệu quả phanh cao nhất trên mặt đường hoàn hảo. Vấn đề là mặt đường hoàn hảo hiện nay rất hiếm. Lốp xe cũng như một chiếc chổi quét, chúng sẽ quét mọi thứ trên mặt đường để đảm bảo độ bám đường tốt nhất.

Nhưng nếu bề mặt tiếp xúc giữa mặt đường và lốp xe không tốt, độ bám đường sẽ giảm đáng kể khiến cho quá trình phanh bị ảnh hưởng, nhất là trong điều kiện mặt đường trơn ướt, mấp mô, hoặc nhiều tạp chất (cát, đá dăm…) bánh xe dễ bị trượt và đôi khi dẫn đến những sự cố đáng tiếc.

Bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường không tốt dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc - Ảnh: Sportbikes.net

15. Làm thế nào để phanh trên mặt đường trơn trượt và không ổn định?

Cẩn thận nhưng đừng nhút nhát. Bí quyết để phanh trên những bề mặt này là quan sát và điều chỉnh lực phanh thích hợp hơn. Vì vậy, phải luôn để mắt đến bề mặt của con đường. Nếu đang di chuyển trên mặt đường trơn ướt mà sử dụng quá nhiều lực phanh, người lái sẽ dễ dàng bị trượt và gặp tai nạn.

Sử dụng phanh trên những bề mặt ít ổn định, mấp mô hoặc nhiều tạp chất cũng tương tự, chỉ khác là người điều khiển cần phải tuân thủ những quy định chặt chẽ hơn dành mặt đường ít có tính ổn định. Nếu phải sử dụng phanh, tốt nhất là phanh theo chiều thẳng đứng và khi đi thẳng. Phanh xe khi đang vào cua trên mặt đường ướt hoặc không ổn định là điều cực kì nguy hiểm.

Nên sử dụng đồng thời cả hai phanh. Cảm nhận và lắng nghe tiếng động của bánh xe để phát hiện và ngăn ngừa trường hợp khóa bánh xe. Hiểu mặt đường mình đang di chuyển. Cuối cùng, thường xuyên luyện tập phanh trên nhiều địa hình khác nhau, trên dốc nghiêng hoặc khi chở nặng.

Sử dụng phanh đúng cách không chỉ giữ người điều khiển yên tâm mà còn giữ an toàn cho những người xung quanh - Ảnh: Max.xbhp.com
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.