Cách xem thông tin trên sản phẩm để ăn uống lành mạnh

04/06/2018 15:46 GMT+7

Những người kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên thực phẩm có nhiều khả năng ăn uống lành mạnh hơn, theo một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Miguel Hernandez ở Tây Ban Nha thực hiện.

Trang naturalnews dẫn nghiên cứu này cho thấy cách chúng ta tiếp cận với thực phẩm góp phần khám phá vai trò dinh dưỡng trong thực phẩm là cách sử dụng công cụ thích hợp để lựa chọn thực phẩm lành mạnh, góp phần tốt cho sức khỏe.

Trong một phân tích phụ, 738 người tham gia được hỏi về lý do đọc hoặc không đọc nhãn dinh dưỡng. Những người đọc nhãn báo cáo rằng họ chủ yếu quan tâm sức khỏe (ví dụ, tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân, hoặc quản lý trọng lượng). Ngược lại, những người thừa nhận không đọc nhãn cho biết họ không có đủ thời gian hoặc đơn giản là không quan tâm.
Đọc thông tin dinh dưỡng ở mặt sau của thực phẩm đóng gói có thể không dễ dàng. Hơn nữa, một số người không có thời gian để kiểm tra nhãn. Ngoài ra, đây cũng là cách người tiêu dùng nhận dạng các thương hiệu sử dụng các cách thông minh và gây hiểu lầm để thuyết phục người mua mua sản phẩm của họ, theo trang naturalnews.
Dưới đây là ba điều bạn cần tìm khi đọc nhãn thực phẩm để chọn thực phẩm lành mạnh:
Kiểm tra danh sách thành phần. Thành phần trên nhãn dinh dưỡng nên được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo trọng lượng. Vì vậy, nếu ba thành phần đầu tiên bao gồm đường hoặc các thành phần được chế biến cao thì không nên mua sản phẩm đó.
Chú ý các loại đường "ẩn". Các nhà sản xuất có thể sử dụng các loại đường khác nhau với tên mà bạn sẽ không nhận ra. Ngoài các từ “đường”, hãy tìm các từ khác như đường dextrose, maltol, fructose, sucrose, sirô và maltodextrin.
Để ý đến những từ được cho là lành mạnh. Các nhà sản xuất có thể lừa bạn để bạn nghĩ rằng sản phẩm của họ là lành mạnh. Họ có thể sử dụng những từ như không chứa đường, không chứa gluten, low-carb, ít chất béo, ít calo, hữu cơ, tự nhiên, "sạch" và hương vị trái cây. Họ sử dụng các thành phần và hóa chất khác để tạo ra hương vị tương tự. Ví dụ, các sản phẩm “không đường” có thể sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo như một chất thay thế, trong thực tế có hại hơn là tốt. Do đó, bạn cần kiểm tra cẩn thận nhãn dinh dưỡng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.