Đó là khi mà số lượng TS không đủ cho các trường xét tuyển, các trường bắt đầu tìm mọi cách giành giựt TS.
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm nay số lượng TS dự thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ là 519.497 (chiếm 59% tổng số TS dự thi - bằng tỷ lệ năm 2015). Số TS dự thi tự do là 81.770 TS. Theo thống kê phân bố điểm của Bộ GD-ĐT, năm nay số thí sinh có tổng điểm thi ba môn theo các tổ hợp môn truyền thống dùng để xét tuyển (số thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên) có số lượng hơn 400.000 (tính cả ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực), giảm khoảng 120.000 so với năm 2015.
Trong khi đó, tổng chỉ tiêu xét tuyển ĐH chính quy hệ dân sự năm 2016 là trên 420.000 chỉ tiêu (trong đó trên 300.000 chỉ tiêu lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia, 100.000 chỉ tiêu xét học bạ), cộng thêm 22.174 chỉ tiêu ở các trường công an, quân đội.
Đặc biệt, trong số này, TS có mức điểm từ 24 trở lên giảm mạnh so với năm ngoái. Chứng tỏ nguồn tuyển năm nay có chiều hướng giảm.
tin liên quan
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Cơ hội cho thí sinh chưa trúng tuyển NV1Theo kế hoạch, đến chiều ngày 11.8, Cổng thông tin đăng ký xét tuyển trực tuyến của Bộ GD-ĐT chính thức khóa lại. Tiếp đến, vào lúc 17 giờ ngày 12.8, các trường ĐH, CĐ cũng kết thúc việc thu nhận hồ sơ bằng các hình thức còn lại: trực tiếp và bưu điện.
Lo âu về việc thiếu TS khiến một số trường ĐH công lập đưa ra mức điểm xét tuyển từ 15, bằng với ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT. Mặc dù mọi năm điểm chuẩn của đa số ngành các trường này cao hơn điểm sàn từ 4 - 5 điểm trở lên. Chính vì nguồn tuyển khó nên các trường lại đặt mức điểm “sàn” thấp. ĐH Quốc gia TP.HCM đang gây tranh cãi với mức điểm xét tuyển như vậy. Còn Trường ĐH Y Hà Nội cũng đưa ra mức xét tuyển là 18 điểm, trong khi năm 2015 điểm chuẩn của trường này là từ 23 - 27,75 điểm.
Sự lo ngại lan mạnh nhất đến các trường ĐH ngoài công lập. Các trường này dùng mọi cách để lôi kéo TS về trường mình. TS đến trường nộp hồ sơ, chỉ cần đủ điểm xét tuyển là được thông báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học. Cách làm này còn được áp dụng rộng rãi với cách xét tuyển bằng học bạ. Dù chưa hết hạn nhận hồ sơ và thông báo mức điểm trúng tuyển, TS cứ đến trường là được nhập học.
tin liên quan
Cơ hội cho thí sinh dưới 20 điểmSau 5 ngày nhận hồ sơ xét tuyển, đại diện các trường ĐH đã có những thông tin quan trọng về việc nộp hồ sơ những ngày tiếp theo để có cơ hội đậu ngay trong đợt 1, đặc biệt là với những thí sinh dưới 20 điểm.
Rõ ràng điểm yếu của việc xét tuyển chung ngày càng lộ ra. Một “cái áo” chung dành cho tất cả các trường không bao giờ là đủ và vừa vặn. Chưa kể, mỗi trường đều có nhu cầu, mong muốn riêng về số lượng, chất lượng...
Với tình hình tuyển sinh như hiện tại, Bộ GD-ĐT không thể kéo dài câu chuyện “cha chung” trong xét tuyển. Việc giao lại cho các trường tự tổ chức thi là cần thiết và cần làm ngay trong năm tới.
Bình luận (0)