Với kiểu thời tiết này, ngay cả người khỏe mạnh cũng dễ trở thành nạn nhân của các đợt cảm sốt, nhức mỏi.
Nguy hiểm khi sử dụng thuốc tây tùy tiện
Trong mùa mưa, các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, cúm mùa, cúm A, sốt xuất huyết, những người có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD sẽ dễ dàng vào đợt cấp.
Tuy nhiên, một số người hay có thói quen khi có triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu... thường tự ý mua thuốc về dùng mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Họ chỉ nghĩ đơn giản là ra nhà thuốc để hỏi xem nên dùng thuốc gì. Nhưng, theo các chuyên gia y tế, những kiến thức của dược sĩ hoặc những người bán thuốc là không đầy đủ mà cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ. Do việc tự chữa bệnh tùy tiện, uống vài liều khi chưa thấy tác dụng, lại uống thêm, hoặc thay thuốc liên tục, kết hợp tùy tiện... nên dẫn tới trường hợp bệnh dai dẳng không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và gây biến chứng.
tin liên quan
Những nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị sổ mũi hoàiCó một số người không hiểu vì sao thường xuyên bị sổ mũi, dưới đây có thể là các nguyên nhân.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo cần thận trọng khi dùng thuốc cảm, cúm. Chỉ uống một loại thuốc có paracetamol để tránh quá liều (vì có thể gây độc cho gan). Không nên uống thuốc kéo dài trên 2 tuần. Việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây nhanh nhịp tim, tim co bóp mạnh, huyết áp tăng. Một thói quen tai hại nữa là khi bị cảm cúm, kéo theo viêm họng, nhiều người thường có xu hướng lạm dụng thuốc kháng sinh. Thực ra, các bệnh do nhiễm vi rút nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cúm nói riêng đều không nên uống thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ diệt hoặc kìm được các vi khuẩn, chứ không có tác dụng với vi rút. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Cảm và cúm không phải là một
Theo BS CKI Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, sở dĩ có sự nhầm lẫn này là do các triệu chứng của bệnh thường giống nhau, và người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm của mỗi người, mỗi nhà mà ít khi tìm đến bệnh viện.
BS Hậu cho biết thật ra cúm do các chủng vi rút cúm gây ra. Nó không những gây tổn thương đường hô hấp trên mà có thể gây viêm phế quản cấp, thậm chí viêm phổi nặng đe dọa tính mạng. Trong khi cảm cũng do các vi rút gây ra, nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên, rất hiếm khi gây nên các tình trạng nặng đe dọa tính mạng và thường tự khỏi trong một tuần.
tin liên quan
Vì sao bạn hay bị ớn lạnh?Bạn luôn run rẩy, bàn tay và bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt, trong khi những người xung quanh cho biết nhiệt độ bình thường, bạn cần phải tìm hiểu nguyên do.
Các triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng, chảy mũi nước, hắc xì hơi, chảy nước mắt, kèm ho, thường sốt rất nhẹ, không quá 38 độ C, (trẻ nhỏ thường có khuynh hướng sốt cao). Các triệu chứng này thông thường mất đi sau 3 ngày. Những trường hợp kéo dài hơn có thể bội nhiễm vi trùng hay một bệnh lý khác đặt biệt nếu kéo dài hơn 7 ngày. Đôi khi các triệu chứng này bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhưng nếu chú ý cũng dễ phân biệt là do tính chất cấp tính của bệnh cảm, triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng trong khi viêm xoang và viêm mũi dị ứng là các bệnh mãn tính kéo dài, không dễ thuyên giảm hay dứt hẳn trong vài tuần.
Trong khi đó, triệu chứng cúm cũng tương tự như cảm, nhưng trầm trọng hơn rất nhiều và diễn biến rất nhanh, đi kèm sốt là tình trạng đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, các vi rút cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn kèm theo triệu chứng nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, đau đầu dữ dội...
Cúm có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách
Đôi lúc triệu chứng bệnh cảm và cúm dễ nhầm lẫn, bản thân người bệnh không cần phân biệt nhưng nếu có các dấu hiệu bệnh thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế như bệnh kéo dài hơn 1 tuần, sốt cao khó hạ hay sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục, đau rát vùng hầu họng không thể nuốt thức ăn, ho kéo dài quá 2 tuần dù các triệu chứng khác đã dứt hẳn, triệu chứng đau đầu, mỏi cơ rất trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Đối với bệnh cảm, tác nhân gây bệnh là vi rút nên có thể tự khỏi không cần sử dụng kháng sinh, nhưng sau đó nếu bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sốt cao đôi khi cần nhập viện điều trị. Còn đối với vi rút cúm cũng có thể tự khỏi nhưng có thể gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng.
Đối với người bệnh có các bệnh mãn tính sẵn có, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp như hen, suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... thì nên lưu ý khi có bệnh cảm hay cúm xảy ra vì chúng sẽ dễ thúc đẩy người bệnh vào đợt cấp của bệnh mạn tính đó.
tin liên quan
Giảm cơn ho hiệu quảNếu chỉ là cơn ho thông thường do biến đổi thời tiết, do cơ thể suy yếu nhất thời, thì chưa cần phải dùng thuốc trị ho. Chỉ cần chú ý cách ăn uống, vệ sinh thân thể phù hợp để cải thiện bệnh.
Phòng ngừa cảm, cúm
Đối với người bệnh có bệnh lý mãn tính sẵn có, đặc biệt các bệnh lý về hô hấp, nếu có bất kỳ triệu chứng của cảm hay cúm nào cũng nên khám và tư vấn bác sĩ thật kỹ nhằm tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra. Người có bệnh mạn tính có thể chủ động tiêm ngừa cúm hằng năm tại các cơ sở y tế.
Ngoài ra, cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng. Trong công ty, cơ quan nếu có người bị cảm hay cúm nên cho nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan vì 2 bệnh này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng... Bên cạnh đó, mọi người nên vệ sinh ở các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím... vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa vi rút.
Để chủ động phòng ngừa cảm, cúm, nên tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.
Và điều quan trọng nhất khi bị ướt, dính, ngấm nước mưa là phải giữ nhiệt cho cơ thể. Nhiều người có thói quen khi đi mưa về lập tức tắm nước nóng ngay. Điều này rất nguy hiểm, bởi thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Khi về đến nhà, cần lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định đến lúc cơ thể không còn lạnh mới nên đi tắm.
tin liên quan
Vì sao không nên uống cà phê sau khi nhậu?Nhiều người có thói quen uống cà phê 'tráng miệng' ngay sau khi lai rai với chiến hữu. Có nên duy trì thói quen đó không?
Bình luận (0)