Được biết, dù các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đã qua kiểm nghiệm khoa học, được đưa vào quản lý tại một số quốc gia tiên tiến nhưng tại Việt Nam, mặt hàng này hiện vẫn chưa được phép kinh doanh.
Có quyền kinh doanh những gì luật không cấm
Phát biểu tại tọa đàm "Ngăn ngừa các sản thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) để bảo vệ sức khỏe cộng động", ông Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh những cơ sở pháp lý của hệ thống pháp luật hiện hành. Theo ông Hạ, thuốc lá điện tử (TLĐT) là một sản phẩm mới, và vì là sản phẩm mới nên chưa được định danh trong danh mục những mặt hàng cấm. Trong khi Hiến pháp đã quy định rõ: Người dân có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Ông Hạ cũng bổ sung thêm, ở khía cạnh kỹ thuật: Việc cấm, không cấm hay tạm dừng nhập khẩu,… là phải rõ ràng, nhất là đối với thông lệ quốc tế, các thỏa thuận hợp tác quốc tế mà Việt Nam đã ký và đang là thành viên uy tín, tích cực.
Cũng liên quan đến vấn đề cấm TLTHM, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, việc cấm TLTHM được hay không còn phải phụ thuộc vào những cam kết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Còn luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SB Law cũng từng bày tỏ quan điểm rằng: Việc đề xuất "cấm", ngăn cản các sản phẩm đáp ứng quy luật cung - cầu của xã hội và phù hợp xu thế ứng dụng công nghệ đang là vấn đề cần nghiêm túc xem xét; nhất là trong bối cảnh Việt Nam chú trọng thúc đẩy hội nhập kinh tế thông qua Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại (TFA) và Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Còn tại Hội thảo "Tháo gỡ quan ngại để quản lý TLTHM" do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức cuối năm 2022, ông Kiều Dương, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương đánh giá: "Khi chưa có quan điểm dứt khoát thì việc xử lý TLTHM tương đối khó khăn. Cấm TLTHM là cách làm khá "khiên cưỡng", dường như vẫn theo cách tiếp cận truyền thống là "quản không được thì cấm". Ông Dương nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh hiện nay, cần có cách tiếp cận cởi mở hơn, phải tìm cách quản lý TLTHM với khung pháp luật phù hợp để điều chỉnh, đảm bảo ngành hàng phát triển theo đúng hướng chúng ta mong muốn.
Trong khi đó, gần đây nhất, tại tọa đàm "TLTHM: Đủ điều kiện quản lý ngay theo luật hiện hành", ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho biết: "TLTHM được tạo ra để giảm tác hại của thuốc lá điếu thông thường". Bà Lan đề xuất cần phải quản lý TLTHM để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này không chỉ phù hợp với các luật hiện hành trong nước, mà còn chứng minh được cam kết mà Việt Nam với các tổ chức quốc tế.
Có đủ cơ sở thực tiễn để cấm thuốc lá thế hệ mới không?
Thực tế đến nay Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ và thực tiễn về các sản phẩm TLTHM đã qua kiểm nghiệm khoa học. Toàn bộ các báo cáo về tác động của TLĐT lên giới trẻ và người dùng đều thực hiện dựa trên dữ liệu về thị trường chợ đen. Theo đó, người dùng và giới trẻ bị rơi vào ma trận của TLTHM xách tay, buôn lậu, không rõ nguồn gốc, chất lượng vô chừng. Hệ lụy tất yếu, tình trạng phạm tội mặt hàng này ngày càng leo thang. Đỉnh điểm là nhiều ca ngộ độc TLĐT chứa các hóa chất không xác định, hoặc thậm chí ma túy, chất cấm trá hình đã được phản ánh liên tục trong thời gian qua.
"Ma túy núp bóng TLĐT" nguyên nhân chủ yếu khiến một số ban ngành đề xuất cấm hẳn TLTHM. Thế nhưng từ góc độ này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Uỷ viên thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM nhấn mạnh: "Tòa trọng tài thương mại quốc tế cho biết, nếu Việt Nam cấm TLTHM như cấm ma túy, họ sẽ kiện".
Từng phát biểu tại tọa đàm "Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu" cuối năm 2022, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phản biện: "Các cơ quan quản lý cần phân định rõ, sản phẩm chứa ma túy, chất cấm núp bóng dưới vỏ bọc TLĐT thì không còn được coi là sản phẩm thuốc lá nữa. Bởi vì, ma túy mặc nhiên đã thuộc danh mục hàng hóa bị cấm".
Theo các chuyên gia, việc cấm TLTHM không những không bảo vệ được giới trẻ mà còn vi phạm các vấn đề về quyền tiếp cận thuốc lá hợp pháp, bởi thuốc lá vẫn là ngành nghề kinh doanh hợp lệ theo pháp luật tại Việt Nam. Do vậy, tại nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, các bên tham gia đều khẳng định cần đưa sản phẩm này vào luật hiện hành để kiểm soát sự phát triển theo hướng bảo vệ lợi ích cho tất cả các chủ thể liên quan. Theo đó, một chính sách quản lý cân bằng sẽ tạo điều kiện cho cơ quan chức năng tăng cường năng lực phòng chống tội phạm buôn lậu, bảo vệ giới trẻ bằng việc ngăn chặn người dưới 18 tuổi tiếp cận TLTHM, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sang các giải pháp giảm tác hại của người hút thuốc hợp pháp, và chống thất thu thuế Nhà nước.
Đại diện cho Bộ Công thương, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp đã khẳng định: "Chúng tôi cho rằng chính sách quản lý và kinh doanh TLTHM của các nước tiến bộ như Hoa Kỳ, New Zealand… là cơ sở để chúng ta tham khảo trong quá trình xây dựng chính sách". Theo đó, kế hoạch dự kiến của Bộ là sẽ trình Chính phủ về Nghị định 67 sửa đổi để tạo điều kiện để quản lý sản phẩm TLTHM vào quý 2 năm 2023, trước khi Hội nghị Các bên lần thứ 10 (COP10) diễn ra, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực.
Bình luận (0)