Tự động phát
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt nhưng và độ lạc quan của người tiêu dùng ở châu Âu thì giảm mạnh.
Khi Nga đang bị cắt ra khỏi các thị trường tài chính phương Tây, giới kinh tế cho rằng kinh tế châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.
Giá xăng dầu tăng lên mức kỷ lục trong 14 năm sau lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga |
reuters |
Các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Barclays dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm nay giảm 1,7 điểm phần trăm xuống còn 2,4%. Tiêu dùng tư nhân, đầu tư và xuất khẩu đều dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trên toàn châu lục.
Trong khi đó, giá năng lượng và các mặt hàng khác như lúa mì và kim loại đang tăng nhanh. Barclays đã tăng dự báo lạm phát khu vực dùng đồng euro năm 2022 thêm 1,9 điểm phần trăm lên 5,6%.
Nói cách khác, chiến sự đang dẫn đến một thời kỳ lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế yếu.
Tình hình này gợi nhớ đến thập niên 1970, khi một cú sốc trong nguồn cung dầu mỏ ảnh hưởng đến các nền kinh tế phát triển. Khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã buộc phải tăng lãi suất lên mức chưa từng có để kiểm soát lạm phát.
Châu Âu giờ đây có thể phải đối mặt với điều còn tồi tệ hơn: một cuộc suy thoái tiềm tàng trong khi lạm phát ngoài tầm kiểm soát.
Kịch bản xấu nhất có thể xảy đến với châu Âu là gì?
Theo Capital Economics, lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu năng lượng của Nga sẽ đẩy giá dầu thô Brent lên 160 USD/thùng và đẩy khu vực đồng euro vào cuộc suy thoái thứ ba kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.
CNN dẫn lời nhà kinh tế Caroline Bain dự báo rằng nếu cấm vận dầu khí Nga, một phần của châu Âu sẽ phải dè xẻn năng lượng, từ đó gây ra đổ vỡ trong chuỗi cung ứng và có thể gây ra thêm áp lực lạm phát trên toàn cầu.
Giá năng lượng tăng cũng sẽ đẩy giá hàng nông nghiệp và kim loại tăng theo. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng đã cảnh báo phương Tây rằng cấm xuất khẩu dầu của Nga sẽ dẫn đến "hậu quả thảm họa cho thị trường toàn cầu", và giá dầu có thể lên đến 300 USD/thùng.
Bình luận (0)