Cần biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

22/08/2024 14:17 GMT+7

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất. Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người thân thiết không có miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Theo BS Lê Phan Nhân Ái - Hệ Thống Y tế Nhi Đồng 315 - Trưởng Chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Thị Thập, trẻ em có thể mắc bệnh sởi chỉ vì ở trong phòng từng có người mắc bệnh sởi, thậm chí đến hai giờ sau khi người đó rời đi.


Cần biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi- Ảnh 1.

Theo BS Lê Phan Nhân Ái - Hệ Thống Y tế Nhi Đồng 315 - Trưởng Chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Thị Thập, trẻ em có thể mắc bệnh sởi chỉ vì ở trong phòng từng có người mắc bệnh sởi, thậm chí đến hai giờ sau khi người đó rời đi

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh lý về đường hô hấp do virus sởi gây ra, có tính lây truyền cao trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Do đó bệnh rất dễ gây ra dịch.

Cần biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi- Ảnh 2.

Những biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh sởi

Bệnh sởi lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh chỉ bằng cách ở trong căn phòng từng có người bị nhiễm bệnh. Sởi dễ lây lan đến mức nếu một người mắc bệnh thì có tới 90% những người thân thiết với người đó cũng sẽ bị nhiễm bệnh nếu không có miễn dịch với bệnh.

Bệnh sởi thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ. Bệnh sởi có chu kỳ 4-5 năm/lần và thường xuất hiện ở những trẻ chưa tiêm chủng.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh

Một số trẻ bị sởi không được phát hiện sớm do bệnh chỉ xuất hiện với các biểu hiện không điển hình gồm: Sốt nhẹ, Phát ban ít, Viêm long nhẹ, Tổng trạng trẻ không có thay đổi rõ rệt.

Theo BS Lê Phan Nhân Ái - Hệ Thống Y tế Nhi Đồng 315 - Trưởng Chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Thị Thập: "Các triệu chứng này rất thông thường và khó phân biệt với các dấu hiệu của một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó, phụ huynh nên lưu ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị bệnh sớm nếu trẻ dưới 1 tuổi có những biểu hiện nhiễm bệnh sởi hoặc chưa rõ ràng bị nhiễm bệnh. Đối với trẻ trên 1 tuổi nhưng chưa tiêm đủ vaccine phòng sởi, trẻ sống trong khu vực đang bùng phát dịch sởi, có tiếp xúc với người bệnh hoặc đến những nơi có dịch sởi… cũng nên nghi ngờ đã nhiễm bệnh sởi và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất".

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường sau, phụ huynh nên thông báo ngay cho bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đó là các dấu hiệu: Khó thở, Đau đầu dữ dội, Đau mắt khi bị ánh sáng chiếu vào, chói mắt. Có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê…

Cần biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi- Ảnh 3.

Bệnh sởi có thể nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Ngay cả ở những trẻ khỏe mạnh trước đây, bệnh sởi có thể gây bệnh nghiêm trọng cần phải nhập viện. Hầu như không thể tiên lượng trước mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh trẻ có thể sẽ gặp phải.

Các biến chứng cấp tính thường gặp: nhiễm trùng tai và tiêu chảy.

Các biến chứng nghiêm trọng: viêm phổi và viêm não. Bệnh nhân có thể phải nhập viện và có thể tử vong do các biến chứng này.

Biến chứng lâu dài: Viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE) là một bệnh rất hiếm gặp của hệ thần kinh trung ương do nhiễm virus sởi mắc phải những năm đầu đời nhưng có thể gây tử vong.

SSPE thường phát triển từ 7 đến 10 năm sau khi mắc bệnh sởi, mặc dù trước đó dường như đã khỏi bệnh hoàn toàn. Nguy cơ phát triển SSPE có thể cao hơn đối với người mắc bệnh sởi trước 2 tuổi.

Bệnh sởi có thể nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số nhóm có nhiều khả năng bị biến chứng do sởi hơn như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi, phụ nữ mang thai, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như mắc bệnh bạch cầu hoặc nhiễm HIV…

Tiêm vaccine gì để phòng bệnh sởi

Tại Việt Nam, hiện có các vaccine phòng bệnh sởi thông dụng như MVVac (sởi đơn), MMR hay Priorix (vaccine phối hợp sởi-quai bị-rubella). Trẻ cũng có thể ngừa sởi với vaccine MMRV (phối hợp sởi-quai bị-rubella-thủy đậu).

Cần biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi- Ảnh 4.

Hệ thống Y tế Nhi Đồng và Tiêm Chủng Nhi 315 đã có mặt tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang

Trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ, lịch tiêm vắc-xin phòng sởi như sau:

Mũi thứ 1: Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Mũi thứ 2: Tiêm vắc-xin phối hợp phòng sởi-quai bị-rubella thứ nhất cách mũi sởi trước đó khoảng 6 tháng (ít nhất 1 tháng), sau đó nhắc lại liều thứ 2 cách liều đầu tiên 3-4 năm.

Nếu trước 1 tuổi trẻ chưa được tiêm vắc-xin có thành phần sởi thì có thể tiêm vắc-xin phòng sởi - quai bị - rubella thứ nhất từ 12 tháng tuổi, sau 3- 6 tháng sẽ nhắc 1 liều vắc-xin sởi đơn MVVAC và 4 năm sau sẽ nhắc liều vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella thứ 2.

Theo BS Lê Phan Nhân Ái - Hệ Thống Y tế Nhi Đồng 315 - Trưởng Chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Thị Thập: "Đối với vùng có dịch sởi hoặc có nguy cơ cao bệnh sởi, có thể tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC liều 1 từ 6 tháng tuổi, các liều tiếp theo sẽ tiêm theo khuyến cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Người lớn có thể tiêm vắc-xin phòng sởi đơn giá hoặc phối hợp ở bất kì thời điểm nào trừ khi đang mang thai. Sau khi tiêm vắc-xin cần tránh mang thai ít nhất 30 ngày. Vắc-xin MMR mang lại sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả các chủng bệnh sởi. Hai liều MMR có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi khoảng 97% các trường hợp; một liều có hiệu quả khoảng 93%".

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.