Sáng 24.10, Quốc hội thảo luận về luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Nêu ý kiến về dự luật, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) đề nghị bổ sung các quy định hành vi bị nghiêm cấm.
Theo đó, cần bổ sung việc cấm lợi dụng hành vi khám bệnh, chữa bệnh để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh, người thân người bệnh.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi, đoàn Bến Tre |
quochoi |
Về việc thu hồi giấy phép hoạt động, dự luật quy định tương đối chi tiết, song đại biểu Yến Nhi cho rằng, nên bổ sung bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp lần thứ 2 bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, do để xảy ra sai sót chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.
“Việc bổ sung này sẽ đảm bảo xử lý nghiêm, hạn chế lặp lại những sai sót y khoa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tạo niềm tin với người bệnh, nâng cao chất lượng khám bệnh”, đại biểu Yến Nhi nói.
Đặc biệt, liên quan đến trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh, đại biểu đoàn Bến Tre cho rằng cần bổ sung nội dung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm trước pháp luật khi “tiên lượng sai khả năng điều trị của cơ sở, dẫn đến nguy hiểm tính mạng người bệnh”.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi: "Cần cấm lợi dụng khám chữa bệnh để quấy rối tình dục" |
Người bệnh cần có quyền lựa chọn bác sĩ
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) thì cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung “quyền lựa chọn bác sĩ của người bệnh”. Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu điều trị bệnh của mình. Bệnh nhân có quyền tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế khác khi thấy cần. Thực tế, các dịch vụ phẫu thuật hiện nay đã sử dụng quyền này của người bệnh.
Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình đề xuất bổ sung quyền lựa chọn bác sĩ của bệnh nhân |
quochoi |
“Đồng thời cần bổ sung quyền than phiền, khiếu nại chứ không chỉ quyền kiến nghị của người bệnh như quy định trong dự luật hiện nay”, ông Bình nêu.
Đáng chú ý, đại biểu này cho rằng, việc giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân rất khó thực hiện ở một số tình huống tại bệnh viện. Lý do, nhiều bác sĩ chọn giải pháp là giải thích cho người nhà, trong khi đó, người nhà lại không tôn trọng quyền giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân.
Do đó, theo đại biểu Thạch Phước Bình, các quy định pháp luật cần cụ thể hơn để áp dụng cho nhiều trường hợp giúp bệnh viện có cách ứng xử phù hợp. Bệnh nào thì cho bệnh nhân biết, bệnh nào thì chỉ cho người nhà biết.
Nghị trường quốc hội “nóng bỏng” với dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh |
Bình luận (0)