Cận cảnh: Chồn 'làm ra' cà phê chồn

13/07/2013 15:20 GMT+7

(TNO) Một trang trại cà phê chồn (rộng 2,4 ha) ở khu Trại Hầm, P.10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đang trở thành điểm đến thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước bởi việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn danh tiếng, độc nhất vô nhị.

(TNO) Một trang trại cà phê chồn (rộng 2,4 ha) ở khu Trại Hầm, P.10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đang trở thành điểm đến thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước bởi việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn danh tiếng, độc nhất vô nhị.

Trang trại cà phê chồn đầu tiên ở phố núi Đà Lạt này, được ông Nguyễn Quốc Minh (TP.HCM) đầu tư hơn 42 tỉ đồng để lập nên sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và mua lại vườn cà phê moka đang thời kỳ cho thu hoạch của người dân ở đây.

Không chỉ có vườn cà phê, chủ nhân trang trại này còn làm chuồng và nuôi 120 con chồn hương (cầy vòi hương) để sản xuất cà phê chồn theo một quy trình khép kín. Và đây cũng chính là lý do mà du khách đến với trang trại này.

Cà phê chồn hay nói đúng ra là cà phê phân chồn, bởi sản phẩm thu được từ việc thải loại thức ăn không tiêu hóa hết của chồn hương. Nhờ tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày chồn, mà loại cà phê này trở thành thượng hạng, được cả thế giới ưa chuộng. Và hiện được trang trại này bán với giá 20 triệu đồng/kg hạt nhân khô.  

 
Du khách tham quan khu vực nuôi chồn


Trong mỗi chuồng nuôi chồn đều có sẵn một dĩa trái cà phê

 
Mỗi lần chồn chỉ lựa chọn để ăn khoảng 30 - 40% số trái cà phê chủ nhân cung cấp


Tổng cộng có 120 con chồn tham gia tạo ra thứ cà phê đặc biệt


Tuy đông nhưng chồn cũng rất kén ăn

 
Hạt cà phê tróc vỏ được chồn thải ra cùng với phân của mình


Từ số cà phê được chồn thải ra này, trải qua nhiều công đoạn mới tao ra một ly cà phê chồn thứ thiệt

 
Xay cà phê chồn…

 
và giới thiệu cách pha chế bằng bộ pha syphon với du khách

Trái cà phê chín được chồn ăn, sau đó thải loại theo cùng phân và được thu hoạch, mang rửa sạch, phơi khô, xong cho vào lu ủ một thời gian nhất định rồi mang ra rang chín, xay thành bột và pha thưởng thức.

Du khách đến đây sẽ được xem vườn cà phê sạch và được đến khu vực nuôi chồn để tận mắt nhìn thấy cách sản xuất cà phê chồn thú vị này.

Tin, ảnh: Gia Bình

>> Thiếu vốn tái canh cà phê
>> Uống cà phê, trả bằng... nụ hôn
>> Cà phê thời gian
>> Đến Huế uống cà phê... chim

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.