Cận cảnh khu mộ của công thần bậc nhất nhà Nguyễn ở Sài Gòn

29/10/2015 14:08 GMT+7

(TNO) Trương Minh Giảng được đánh giá là người văn võ song toàn, công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bệnh và qua đời tại An Giang. Hiện khu mộ phần của ông nằm trên địa bàn phường 7, quận Gò Vấp (TP.HCM) và xuống cấp trầm trọng.

(TNO) Trương Minh Giảng là người làng Hạnh Thông, H.Bình Dương, tỉnh Gia Định. Ông được đánh giá là người văn võ song toàn, công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bệnh và qua đời tại An Giang.

Hiện khu mộ phần của ông nằm trên địa bàn phường 7, quận Gò Vấp (TP.HCM) và xuống cấp trầm trọng. Cùng Thanh Niên Online khám phá khu lăng mộ của một trong những công thần bậc nhất nhà Nguyễn - Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng ngay tại TP.HCM.
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng  2Ngôi mộ song táng của Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng và phu nhân nằm trong khuôn viên "Trương Gia từ" (từ đường dòng họ Trương, số 82/5 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM). Phía bên trái khu từ đường là một khu vườn um tùm những lùm chuối, cau kiểng, mít… Cỏ dại, dây leo, rau càng cua mọc đầy trên mộ. Mộ ông bà Trương Minh Giảng được xây bằng hợp chất cổ (ô dước). Mộ có kiến trúc vòng ngoài là bờ thành hình chữ nhật (khoảng 10 x 6 m, cao khoảng 0,6 m), nối liền với cổng mộ là 2 trụ đá vuông, trên đầu trụ có chạm búp sen lớn
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng  1Cận cảnh là bình phong tiền gồm 3 ô hình chữ nhật (ô giữa nhô lên) hai bên bình phong có trụ dạng cuốn thư. Vì đã rất hoang phế nên không thể biết được nguyên trạng bình phong này có chạm khắc chữ hay hình thù gì không. Phía sau gần bức tường là bình phong hậu nối liền với bờ thành (trên bình phong hậu cũng đầy dây leo, cỏ dại và chẳng thể hình dung được nguyên trạng)
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng  3Ngôi mộ song táng của Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng cùng phu nhân nằm bên cạnh "Trương Gia từ" có con cháu sinh sống, coi giữ nhưng nhìn rất ''thê thảm''
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng  4Người qua đường chỉ có thể đoán đây là một ngôi mộ cổ bởi được khoanh vuông bằng bờ thành (dài khoảng 10 m, góc có trụ vuông), còn thì chỉ thấy đây là một “rừng cây” um tùm và là bãi tập kết của đủ loại phế liệu (thùng mốp, cửa kính vỡ, khung nhôm sắt, gỗ tạp, chậu kiểng…). Mấy ai biết đây là mộ của Thành Tín hầu Trương Minh Thành (cha ruột Trương Minh Giảng). Mộ này nằm ngoài khuôn viên “Trương Gia từ” đến những 70 m, ngay góc ngã ba hai con hẻm nhỏ (ở số 82/14A Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Gò Vấp)
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng 5Ở một góc tường thành cho thấy mộ này cũng có bình phong tiền xây cao hơn bờ tường và gắn liền với bờ tường (nơi dựng những tấm kính)
Chùm ảnh: Hoang phế mộ cha con danh thần Trương Minh Giảng 6Mặt tiền của ngôi mộ bị che chắn kín mít bởi những thứ tạp nham. Không thể tìm được lối vào (mà có lối thì cũng chẳng ai dám vào vì quá um tùm, rậm rạp). Chạnh nghĩ cả 2 cha con đều đạt tới bậc thượng thặng vinh hoa: một là Thượng thư Bộ Lễ, người kia là Thượng thư Bộ Hộ, cha còn hơn con khi được phong tước hầu, còn con mới tới tước bá, cùng phò vua giúp nước nổi tiếng một thời, vậy mà ngày nay mộ phần lại tang thương như vậy…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.