Tuy nhiên, theo phản ánh trong sách trắng này, các doanh nghiệp châu Âu vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hoạt động tại VN, trong đó phải kể đến là thuế, sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường.
Trước đó, hồi tháng 10, WB cũng công bố một báo cáo về môi trường kinh doanh của VN. Theo đó, năm 2015 VN xếp thứ 78 trong tổng số 189 nền kinh tế, tụt tới 6 bậc so với năm 2014. Lĩnh vực đang được cho là cải cách nhiều nhất thì lại bị WB xếp hạng “bét” nhất. Chẳng hạn, theo báo cáo WB, doanh nghiệp ở VN phải tốn mất 872 giờ/năm cho thủ tục thuế (cao nhất khu vực, gấp gần 3 lần nước đứng thứ 2 là Lào). Đặc biệt, việc nộp thuế ở VN tốn thời gian nhất so với 5 quốc gia lân cận, trong khi đây chính là yếu tố cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay.
Thực sự thì môi trường kinh doanh - được đánh giá trên các tiêu chí gồm: thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, thuê lao động, đăng ký tài sản, tiếp cận vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại qua biên giới, thực thi hợp đồng, giải quyết phá sản và cấp điện… đang được biết đến với những cải cách đột phá trong các luật Đầu tư sửa đổi, luật Doanh nghiệp sửa đổi, luật sửa đổi các luật thuế mà Quốc hội vừa thông qua.
Nhưng dường như những nỗ lực này chưa được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng VN cần hướng tới một lộ trình để cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí cho các doanh nghiệp; cụ thể là cải thiện thương mại qua biên giới, thuế quan và tiếp cận điện.
Sở dĩ VN cải cách mạnh nhưng vẫn tụt hạng, những lĩnh vực cải cách nhiều vẫn “đội sổ” là bởi vì tốc độ của cải cách của chúng ta thường quá chậm so với các nước cùng bậc. Các quyết tâm thay đổi ở tầm chính sách nhiều khi không tạo ra chuyển biến thực sự của môi trường kinh doanh, do bộ máy công quyền cồng kềnh, kém hiệu quả. Tình trạng nhũng nhiễu khiến cho nhiều chính sách dù đúng vẫn rất chậm được thực thi, hoặc giảm hiệu quả thực thi.
Điều này có nghĩa là, để cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ cứ cắt giảm thủ tục hành chính là xong, mà bộ máy thi hành mới là quyết định tạo ra chuyển biến.
Nguyệt Hà
>> Nhiều doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng cường đầu tư ở VN
>> Nhiều doanh nghiệp châu Âu thất vọng về môi trường kinh doanh
>> Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam ngày càng thận trọng trong đầu tư
>> Doanh nghiệp châu Âu cân nhắc giảm đầu tư
Bình luận (0)