Với một quãng đường dài và đông đúc như vậy, quả là quá bất tiện với rất nhiều người, bởi nếu ai đó có nhu cầu thì sẽ rất nan giải.
Bản thân tôi không ít lần bị rơi vào tình cảnh trớ trêu, khi bỗng dưng đang đi ngang trên đường rồi tự nhiên bị... đau bụng hoặc cần tiểu tiện, đành phải bấm bụng mà nhịn, đợi tới chỗ làm, hay về nhà mới có chỗ để... "giải quyết".
tin liên quan
Người tiểu bậy có thể bị phạt đến 3 triệu đồngNgày 6.2, UBND Q.1 (TP.HCM) ra quân xử phạt tiểu bậy nơi công cộng. Phó chủ tịch UBND Q.1 Đoàn Ngọc Hải trực tiếp chỉ huy lực lượng trật tự đô thị, công an với khoảng 30 người đi kiểm tra tình trạng tiểu bậy trên các tuyến đường thuộc địa bàn quận.
Nếu di chuyển trên các tuyến quốc lộ, những tuyến liên tỉnh..., khi không có nhà vệ sinh thì người đi đường có thể tìm kiếm trạm xăng để đi nhờ. Thế nhưng, trên xa lộ Hà Nội thì trạm xăng quá ít, không dễ kiếm, trong khi hai bên đường được quy hoạch khang trang sạch đẹp, thoáng đãng, mật độ xe cộ lại đông đúc, nên dẫu có nhu cầu, cũng đành chịu.
Theo tôi, khi Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó tăng mức phạt nặng người đại, tiểu tiện bừa bãi nơi công cộng mới có hiệu lực từ đầu tháng 2, cùng với việc xây dựng, lắp đặt nhiều khu vệ sinh công cộng trong các quận trung tâm, chính quyền TP cũng nên chú trọng xây dựng, lắp đặt nhiều nhà vệ sinh công cộng tại các quận mới ven đô, nhất là ven các trục đường lớn có lưu lượng người xe đông đúc.
Tiêu biểu như xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng, QL1A (đoạn chạy qua TP)... Việc xây dựng, lắp đặt nhà vệ sinh trên xa lộ Hà Nội nên gần các trạm xe buýt, gần các giao lộ lớn như ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái, gần địa phận Q.2 (phía bắc cầu Sài Gòn)...
Bình luận (0)