Cần có sự can thiệp của nhà nước

13/11/2014 04:30 GMT+7

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 12.11 đăng bài Chây ì để móc túi.

Quản lý kém

Xăng tăng thì mọi thứ ngay lập tức tăng theo mà khi xăng giảm thì mọi thứ vẫn giữ nguyên. Đây là biểu hiện của nền kinh tế không ổn định và sự quản lý yếu. Nếu nhà nước không quản được giá cả thị trường thì nền kinh tế sẽ không phát triển ổn định được và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát, đồng tiền mất giá... HOÀNG ([email protected])

Người dân lãnh đủ

Người dân đang rất cần Chính phủ phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để buộc các doanh nghiệp phải giảm giá. Đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. HOANG THANH ([email protected])

Cần mạnh tay

Tôi đồng tình với quan điểm của TS Ngô Trí Long là cần phải có biện pháp hữu hiệu từ phía cơ quan quản lý để giảm giá cả thị trường về đúng với giá trị thật của nó. Cần phải áp dụng biện pháp hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt để buộc doanh nghiệp giảm giá. Nếu không kịp thời, nền kinh tế sẽ rơi vào bất ổn, người tiêu dùng sẽ chịu nhiều thiệt thòi. VĂN THÀNH ([email protected])

Giá xăng dầu, điện nước ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của nền kinh tế quốc gia. Bởi vậy, nhà nước phải cân nhắc mỗi khi cho phép xăng dầu tăng giá, bởi những mặt hàng khác sẽ tăng theo và khó có thể giảm trở lại được. Đây chính là hậu quả của việc thả lỏng giá cả xăng dầu trong thời gian qua. LÂM XUÂN HOÀNG (Q.12, TP.HCM)

Khi tăng giá thì doanh nghiệp có đủ lý do để tăng ngay và khi giảm cũng sẽ có đủ lý do để chần chừ nhằm móc túi người tiêu dùng. Khi giá đã tăng đồng loạt rồi thì làm sao có thể tự giảm trở lại nếu không có sự can thiệp của nhà nước. BÙI NGỌC LAN (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng)

HẢI NAM
(thực hiện)

BAN CTBĐ
(tổng hợp)

>> Chây ì để móc túi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.