Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc về phóng sự ảnh Góc khuất lễ hội đăng trên Thanh Niên ngày 1.3.
Hát quan họ ngả nón xin tiền ở đền Gióng (H.Sóc Sơn, Hà Nội) - Ảnh: TNO |
Ngao ngán
Lễ hội là nét đẹp văn hóa của người Việt. Lễ hội thường diễn ra sau tết âm lịch, dịp đầu xuân với ý nghĩa mang đến niềm vui, may mắn cho người tham gia. Đây cũng là dịp một cộng đồng quần tụ, gặp gỡ, thăm hỏi nhau... Thế nhưng, ngày càng có nhiều hình ảnh xấu trong các lễ hội khiến người dân ngao ngán, làm mất đi vẻ đẹp, ý nghĩa vốn có.
Trần Thanh Vũ
([email protected])
([email protected])
Quá nhiều lễ hội
VN có trên 8.000 lễ hội mỗi năm, một con số khủng khiếp. Khổ một điều, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của lễ hội mà mình tổ chức cũng như tham gia. Đa phần, tổ chức lễ hội cho... vui, cho có phong trào, còn người tham gia thì cũng... cho vui. Vì thế mới có những biến tướng của lễ hội, những hành vi vô văn hóa ở các lễ hội văn hóa.
Nguyễn Như Phúc
([email protected])
([email protected])
Trả lễ hội về đúng vị trí
Lễ hội ngày càng biến tướng, mất dần đi ý nghĩa vốn có của nó. Theo tôi, cần trả lễ hội về đúng với vị trí của nó. Lễ hội ở ta chủ yếu là lễ hội của một địa phương, của một cộng đồng, rất ít có lễ hội cấp tỉnh, cấp quốc gia hay quốc tế theo nghĩa gốc của lễ hội đó. Dần dần, do nhiều nguyên nhân, một số lễ hội cấp địa phương mới được nâng lên cấp cao hơn, mở rộng hơn, từ đó dễ sinh ra những hành vi xấu.
Đào Đức Danh
([email protected])
([email protected])
Phan Hoài Phương
(Q.4, TP.HCM) Nguyễn Văn Liêm
(Q.Gò Vấp, TP.HCM) T.T - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)