Ăn xổi ở thì
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ tết là tình trạng khan hiếm phòng khách sạn ở các địa điểm du lịch khiến nhiều du khách lao đao. Tôi cũng từng phải cắn răng trả số tiền phòng gấp 3 lần ngày thường cho một khách sạn, nên tôi hiểu rất rõ sự bức xúc này. Đây là kiểu ăn xổi ở thì trong kinh doanh du lịch, vừa làm nản lòng du khách, vừa làm xấu hình ảnh của địa điểm du lịch đó.
Hồng Loan ([email protected])
Lười biếng trong quản lý
Tôi tự hỏi, cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi năm nào các khách sạn cũng tăng giá, tình trạng đầu cơ, làm giá tràn lan như vậy? Chỉ cần cơ quan quản lý trực tiếp các khách sạn “chịu khó làm việc”, giả dạng một người khách đi thuê phòng trong dịp lễ tết thôi thì đâu khó để bắt, phạt hành vi làm giá, đầu cơ? Vấn đề ở đây là sự quản lý của cơ quan nhà nước quá kém hay vì lý do tế nhị nào đó mà thôi.
Cần mạnh tay xử phạt
Rất nhiều khách sạn, dù cách ngày lễ vài tháng nhưng khi gọi điện đặt phòng đều báo hết chỗ. Họ đợi đến lúc cận ngày lễ, lúc khách thấy quá rõ sự khan hiếm thì sẽ tăng giá. Ngày thường, họ cho thuê hết phòng thu nhập cũng không bằng ngày lễ chỉ cho thuê 1/3 số phòng. Vì thế, các chủ khách sạn cũng có lắm chiêu. Chỉ cần vài khách sạn bị xử phạt, rút giấy phép kinh doanh thì các khách sạn khác sẽ ớn thôi.
dulichbakhong432@ yahoo.com
Thiếu tính bền vững
Thực tế này thể hiện sự yếu kém trong lĩnh vực quản lý khách sạn, thị trường giá cả của cơ quan chức năng. Đã đến lúc chấm dứt tình trạng làm ăn chụp giựt, hãy học cách làm chuyên nghiệp ở các nước khu vực và thế giới. Khi đã chuyên nghiệp hóa thì ngành du lịch mới ổn định và phát triển bền vững được.
Nguyễn Thành Quý Đức (ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM)
Lưu Bích Nhân (An Khê, Gia Lai) Thanh Đông (thực hiện) |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> “Cháy” phòng khách sạn do đầu cơ
>> Công suất phòng khách sạn ở Nha Trang dịp lễ đạt thấp
>> Khách sạn "lục phủ ngũ tạng
>> Khách sạn băng giá
Bình luận (0)