điều 66, trong đó, phát triển KH-CN tiếp tục được coi là “quốc sách hàng đầu”; đồng thời khẳng định quan điểm: “KH-CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển, kinh tế xã hội của đất nước”, đặc biệt trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức.
Tại hội nghị, các ý kiến đã đề xuất sửa đổi các quy định về KH-CN. Cụ thể, tại khoản 1, điều 43: “Mọi người có quyền nghiên cứu KH-CN, sáng tạo văn học, nghệ thuật” nên thêm từ “ứng dụng” vào trước từ KH-CN. Góp ý vào khoản 2, điều 67, các ý kiến đề nghị bên cạnh nghiên cứu KH-CN, Hiến pháp cũng cần nêu khai thác có hiệu quả các thành tựu KH-CN, đặc biệt nhấn mạnh quyền tự do nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Cùng ngày, hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Hội Liên lạc với người VN ở nước ngoài phối hợp với Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM tổ chức cũng đã diễn ra tại TP.HCM. Phát biểu tại đây, nhiều đại biểu cho rằng Hiến pháp cần làm rõ quyền và nghĩa vụ của người VN ở nước ngoài nhằm tăng sự thu hút kiều bào về đầu tư xây dựng đất nước.
Thu Hằng - Thanh Thùy
Bình luận (0)