Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về loạt bài viết Lập phố “nhạy cảm” trên Thanh Niên số ra các ngày 22, 23.8.
Kiểm tra quán bar, vũ trường ở TP.HCM - Ảnh: Nguyên Bảo
|
Nên quy hoạch
Từ thời phong kiến đến nay, thời nào cũng có mại dâm. Có cầu ắt có cung. Dù chúng ta không bao giờ muốn dịch vụ này tồn tại nhưng nó vẫn hoạt động dưới hình thức này, hình thức khác. Chính quyền lâu lâu lại ra quân truy quét, bắt bớ... rồi đâu cũng vào đó. Vừa tốn kém công sức lại không hiệu quả trong việc triệt tiêu. Thế thì nên chấp nhận, quy hoạch để dễ quản lý.
NGUYỄN NGỌC THỌ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Cần thiết
Một người đàn ông đã có vợ mà vào các điểm “nhạy cảm” thì trái thuần phong mỹ tục, nhưng một người đàn ông vợ chết, ly hôn, có nhu cầu giải quyết sinh lý và họ tìm đến các dịch vụ “nhạy cảm” thì chẳng có gì là đáng lên án. Tôi thấy đó là chuyện bình thường, giúp họ có nơi an toàn để giải quyết là điều nên làm
NGÔ HUY HOÀNG ([email protected])
Nhân văn
Tình dục là một nhu cầu của con người ở tuổi thành niên, thiếu nó sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lý. Hệ quả của việc này là năng suất làm việc không cao, tinh thần không phấn chấn, tươi vui, thậm chí nhiều người phạm tội hiếp dâm do thiếu kỹ năng giải quyết sinh lý. Do đó, lập phố nhạy cảm có khi là một việc nhân văn.
TÔ QUỐC KHÁNH ([email protected])
TRẦN VĂN HIỆP (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
TRẦN NGỌC ĐIỀN (Q.Tân Phú, TP.HCM)
AN PHONG - DUY KHANG (thực hiện)
|
Bình luận (0)