Bài Giám sát oan sai và Đánh đố người oan sai đăng trên Thanh Niên ngày 20.3 thu hút rất nhiều ý kiến của bạn đọc.
Thực hiện đúng nghị quyết của QH
Theo tôi biết, Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ QH ban hành năm 2003 đã quy định rất rõ những trường hợp bị oan sai phải điều tra, bồi thường thiệt hại như thế nào, nhưng tại sao có trường hợp như ông Nguyễn Thanh Chấn lại trù trừ, dây dưa đến 7 tháng qua vẫn chưa giải quyết chuyện bồi thường dứt điểm? Cần phải thực hiện đúng Nghị quyết 388. Trách nhiệm án oan sai thuộc về ai, phải làm cho rõ.
Nguyễn Tâm
([email protected])
([email protected])
Không thể nhập nhằng
Trong bài báo có nêu ý kiến của ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, dẫn theo Phụ lục trong báo cáo của Bộ Công an phân loại người chết do treo cổ và tự tử. Tôi rất đồng ý là phải xác định rõ treo cổ là do tự tử hay bị bức tử. Tại sao lại phải phân loại như vậy? Nếu treo cổ tự tử thì chắc chắn là tự tử rồi, còn nếu bị bức tử bằng phương pháp treo cổ thì cũng phải làm rõ, không thể nhập nhằng như vậy được.
Quang Dũng
([email protected])
([email protected])
Một người nào đó vi phạm pháp luật hình sự, bị các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng những vụ việc chưa rõ ràng, thậm chí rất mơ hồ về chứng cứ, mà các cơ quan thẩm quyền vẫn “tận dụng”, coi đó là chứng cứ buộc tội dẫn đến oan sai thì tai hại rất lớn.
Trần Văn Tùng
(Q.12, TP.HCM)
Hãy tự đặt mình vào vị trí của người bị oan sai sẽ thấy lúc họ bị truy tố, khởi tố, bị tạm giam... thì tâm lý của họ bị rối loạn như thế nào. Do vậy, đòi hỏi người bị oan sai có chứng từ chứng minh mình bị thiệt hại đúng là đánh đố, khó thực hiện.
Bùi Quốc Tuấn
(H.Đức Hòa, tỉnh Long An) An Phong - Bùi Chiến (thực hiện)
|
Bình luận (0)