Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc phản hồi về bài viết Thủ tướng nhắc 7 lần vẫn chưa vay được vốn đăng trên Thanh Niên ngày 19.12.
Làm khó để làm gì ?
Đây là bằng chứng của sự trì trệ trong việc thực thi chính sách cho vay vốn khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lao đao, thậm chí phá sản. Không rõ những cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ vai trò cho vay hướng đến mục đích gì khi làm khó các DN? Phải chăng họ nắm quyền trong tay nên muốn làm gì thì làm, kể cả việc phớt lờ ý kiến của Thủ tướng?
Nguyễn Thành Trung
([email protected])
([email protected])
Truy trách nhiệm cụ thể
Không thể đổ lỗi cho chính sách vay vốn, rõ ràng việc gây khó dễ này bắt đầu từ bộ máy thực thi, những người được giao trọng trách. Chính họ đã làm méo mó, mất hết ý nghĩa của chính sách thúc đẩy ngành cơ khí nước nhà. Vướng ở đâu, khó chỗ nào cần phải tìm cho ra và truy trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tổ chức để xử lý thích đáng, nhằm bảo đảm chính sách phải là chỗ dựa thực sự cho ngành cơ khí phát triển.
Thu Hương
([email protected])
([email protected])
Rà soát lại các lỗ hổng
Chủ nhân các DN cơ khí phải lên tiếng gay gắt như vậy đủ thấy thực trạng vay vốn trong lĩnh vực này đang rất tệ. Trước mắt, phải tiếp thu các ý kiến và nhanh chóng tháo gỡ ngay những vướng mắc một cách có trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tức thì trong chính sách cho vay vốn để họ tiếp tục hoạt động. Về lâu dài, nhà nước phải rà soát lại các lỗ hổng trong chính sách này, kiên quyết dẹp bỏ những cản ngại không đáng có nhằm đưa chính sách tiếp cận vốn đến với các DN cơ khí sao cho thuận lợi nhất, nhằm thúc đẩy lĩnh vực này đi lên theo quy hoạch của chính phủ.
Hoàng Minh Trường
([email protected])
([email protected])
Bùi Quốc Tuấn
(H.Đức Hòa, tỉnh Long An) Nguyễn Đức Nghĩa
(Q.9, TP.HCM) Bùi Chiến
(thực hiện) |
Bình luận (0)