GS-TS Alan N.Langnans, Giám đốc Trung tâm ghép tạng Trường đại học Y Dược Nebraska (Mỹ), cho biết nhu cầu ghép tạng ở nước nào cũng cao. Nguồn tạng hiến ở Mỹ cũng khó khăn như VN, nên dù Mỹ có năng lực ghép tạng rất tốt nhưng số tạng được ghép cũng không nhiều.
Theo GS-TS Alan N.Langnans, VN nên vận động hiến tạng trong Đoàn thanh niên, ở lứa tuổi này ban đầu sẽ không có hiệu quả ngay, nhưng 10 - 20 năm sau sẽ có chuyển biến nhận thức rất tốt.
29 tuổi, đẹp trai, chưa vợ, chưa có tài sản gì đáng kể, Trần Xuân Tấn (thôn An Xá, xã Trung Sơn, H.Gio Linh, Quảng Trị) chỉ biết miệt mài làm ông trưởng thôn và đi... hiến máu cứu người.
Tại Mỹ, cứ người nào đi học lái xe cũng được tư vấn hiến tạng, nếu họ đồng ý thì trên bằng lái xe sẽ in biểu tượng hiến tạng. Khi người này không may qua đời, các tổ chức liên quan sẽ lấy tạng mà gia đình không có quyền can thiệp. Một thuận lợi ở Mỹ là chi phí lấy, ghép tạng do người nhận tạng chi trả mà chi phí này đều do bảo hiểm y tế nhà nước hoặc tư nhân trả. Còn ở VN, bảo hiểm y tế chi trả một phần nhất định.
Đại diện BV Chợ Rẫy cho biết BV có kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên, các trường học để đến tư vấn, tuyên truyền hiến tạng. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí để thực hiện chương trình là một trở ngại không nhỏ.
Hơn 700 sinh viên Trường đại học Y dược Huế tham gia ngày hội hiến máu nhân đạo năm 2016 với chủ đề 'Hạnh phúc đơn giản là sẻ chia' diễn ra sáng nay 5.6.
Tính đến ngày 15.6.2016, cả nước đã thực hiện được hơn 1.280 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 8 ca ghép tủy, 1 ca ghép khối thận - tụy và 1 ca ghép khối tim - phổi.
Thống kê sơ bộ, cả nước có hơn 6.000 người bị suy thận mãn đang cần được ghép, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan (chỉ tính riêng tại một số BV lớn ở Hà Nội), khoảng 300.000 người bị mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc; hàng trăm người đang chờ được ghép tim, phổi.
Bình luận (0)