Biến thể mới được phát hiện đầu tiên ở Đông Nam Á vào mùa thu năm ngoái và hiện các chuyên gia thế giới chưa biết nhiều thông tin về nó. Dù vậy, số ca liên quan biến thể này đang tăng mạnh trên toàn cầu kể từ tháng 11.2022, hiện chiếm hơn 25% số ca nhiễm tại một số vùng ở Anh và New Zealand, theo báo Fortune. Những điểm nóng khác bao gồm Hồng Kông và Papua New Guinea (khoảng 25% số trường hợp), trong khi Campuchia và Ireland không đến 20%.
CH.1.1 là hậu duệ của BA.2.75, biến thể được đặt biệt danh "Centaurus", đồng nghĩa nó có thể sở hữu năng lực lây lan mạnh hơn, lách được hàng rào miễn dịch đến từ tiêm vắc xin hoặc từng mắc bệnh trước đó. Không dừng lại ở đó, giới khoa học tỏ ra quan ngại vì CH.1.1 mang theo đột biến từng xuất hiện ở biến thể Delta gieo rắc chết chóc trên toàn thế giới hồi năm 2021. Đây là đột biến có thể khiến CH.1.1 gây thách thức so với gia đình biến thể Omicron.
Biến thể Covid-19 Omicron có đột biến của Delta phát hiện ở Đông Nam Á gây quan tâm
Trong báo cáo hồi tuần trước, nhóm chuyên gia Đại học bang Ohio (Mỹ) cảnh báo sự bảo vệ đến từ các mũi tiêm vắc xin ban đầu đang giảm đi. Họ khuyến cáo nên đẩy nhanh việc tiêm mũi nhắc dùng để đối phó Omicron. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho hay năng lực bảo vệ đến từ mũi nhắc này sẽ yếu hơn trong trường hợp biến thể mới CH.1.1 so với các biến thể phụ của Omicron là XBB và BQ.1.1. Báo cáo Mỹ phát hiện CH.1.1 có năng lực chống chọi cao đối với vắc xin theo công nghệ mRNA.
Bình luận (0)