Cảnh báo trẻ bị chốc sau mùa tựu trường - Hiểu đúng về bệnh, số 6

Cảnh báo trẻ bị chốc sau mùa tựu trường - Hiểu đúng về bệnh, số 6

25/09/2024 06:22 GMT+7

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TP. HCM tiếp nhận khoảng 8 trẻ bị bệnh chốc, trong đó có nhiều trẻ bị tình trạng chốc lan ra nhiều nơi. Trong đó có nhiều trẻ bị tình trạng chốc lan ra nhiều nơi do bố mẹ chủ quan, tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian như "khoán nhang", tắm lá chè xanh, lá khế, uống thuốc mát gan, tiêu độc…

Bé gái 5 tuổi (ngụ Đồng Nai) được bố mẹ đưa đến khám trong tình trạng da vùng miệng, tay, chân có nhiều vết trầy da, rỉ dịch vàng, bé ngứa ngáy cào gãi, khó chịu. Nghĩ là giời leo bình thường nên gia đình tự mua thuốc bôi cho bé nhưng không khỏi, ngược lại tình trạng còn nặng hơn. Khi đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, bệnh nhi được chẩn đoán bị nhiễm trùng da nông cấp tính hay còn gọi là chốc.

Cảnh báo trẻ bị chốc sau mùa tựu trường - Hiểu đúng về bệnh, số 6- Ảnh 1.

Bệnh chốc nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách thì sẽ khỏi nhanh và không để lại sẹo

Trang Châu

Cảnh báo trẻ bị chốc sau mùa tựu trường

Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là cơ hội cho các bệnh ngoài da phát triển, trong đó có bệnh chốc ở trẻ em. Mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TP. HCM tiếp nhận khoảng 8 trẻ bị bệnh chốc, trong đó có nhiều trẻ bị tình trạng chốc lan ra nhiều nơi do bố mẹ chủ quan, tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian như "khoán nhang", tắm lá chè xanh, lá khế, uống thuốc mát gan, tiêu độc…

Để phòng tránh bệnh chốc lây lan trong cộng đồng, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh tay cho con bằng xà phòng, vệ sinh đồ chơi, mặc quần áo thoải mái cho trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh chốc phụ huynh nên trẻ nghỉ học vì chốc có thể lây nhiễm cho các trẻ khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.