Ngồi ô tô hơn 6 tiếng từ Hà Nội đến Hà Giang, chúng tôi như vỡ òa cảm xúc trước không gian vàng rực mùa này. Xen lẫn những dãy núi hùng vĩ là các bản làng với những thửa
ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín.
Đường lên Hà Giang vào mùa lúa chín
|
Từ thành phố Hà Giang, đi thêm hơn 100 km đường đèo, chúng tôi đến Hoàng Su Phì, một huyện nổi tiếng với những cánh đồng vàng ươm cheo leo trên lưng chừng núi.
Hoàng Su Phì với những hệ thống ruộng bậc thang
có một vẻ đẹp tráng lệ như níu chân du khách khi đặt chân đến đây.
Thị trấn Hoàng Su Phì nằm nép mình trong thung lũng
|
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì luôn cho năng suất cao, cũng như có một vẻ đẹp tráng lệ đó chính là ruộng bậc thang xã Bản Phùng và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu của người Dao đỏ; ruộng bậc thang xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên của người Dao đỏ.
Ruộng bậc thang nhìn từ trên cao
|
Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên
thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Nông dân đang mùa thu hoạch
|
Hoàng Su Phì là một huyện biên giới ở vùng núi cao của tỉnh Hà Giang, nơi có 12 dân tộc ít người sinh sống cũng là nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam. Toàn huyện có 25 xã cũng là 25 bản làng của đồng bào các tộc: Tày, Nùng, Dao, H’Mông và một số dân tộc khác. Họ chính là chủ nhân tạo nên khung cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp tuyệt vời này.
Vẻ đẹp như tranh vẽ của Bản Phùng, một bản của người La Chí
|
Ruộng bậc thang, một trong những đặc trưng của miền núi phía Bắc mỗi năm với hai vụ lúa chín là dịp để du khách gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ giữa núi rừng hùng vĩ. Với hình ảnh ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá.
Bình luận (0)