Cảnh sát trật tự không đi cùng CSGT có được lập chốt xử phạt giao thông?

30/09/2017 12:02 GMT+7

Cũng giống như Công an phường, xã, Cảnh sát trật tự (CSTT) có khi đi cùng CSGT để lập chốt xử lý vi phạm. Vậy không có CSGT thì CSTT có được lập chốt xử lý vi phạm hay không, nếu có thì đó là các lỗi gì?

Vừa qua đường dây nóng 0906.645.777 của Báo Thanh Niên nhận được thắc mắc của một số bạn đọc phản ánh có một số lần tham gia giao thông và thấy CSTT lập chốt xử phạt “CSGT lập chốt thì đúng công việc của họ, còn CSTT cũng lập chốt vậy thì công việc của các bên có bị chồng chéo lên nhau? Và CSTT có được lập chốt hay không?”.

tin liên quan

Công an phường, xã có được dừng xe xử phạt như CSGT?
Khác với CSGT, công an phường, xã không được dừng xe tại tỉnh lộ, quốc lộ mà chỉ được dừng xe để xử lý một số lỗi vi phạm nhất định được quy định cụ thể. Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về quyền hạn khi công an phường xã dừng xe xử phạt. Đó là các lỗi gì?
Luật sư Huỳnh Công Thư (Đoàn luật sư tỉnh Long An) trả lời: các lực lượng Cảnh sát khác (bao gồm Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường) và Công an xã (bao gồm Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy) được quy định như sau:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có CSGT đường bộ đi cùng.
Theo đó, khi không có CSGT đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp không có CSGT đi cùng, lực lượng CSTT không được lập chốt mà phải phối hợp với các lực lượng khác thực hiện kế hoạch tuần tra đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

tin liên quan

Công an nghĩa vụ có được quyền bắt người chạy xe vi phạm?
Mới đây, một chiến sĩ công an nghĩa vụ mặc sắc phục bị nhiều người nghi ngờ vây đánh ở ngã tư Lương Ngọc Quyến - Nguyễn Hữu Huân (Hà Nội). Nhiều bạn đọc thắc mắc về quyền hạn cũng như nhiệm vụ của các chiến sĩ công an nghĩa vụ ra sao? 

CSTT Hà Nội trong một lần xử lý vi phạm Ảnh minh họa: Phạm Dự
Luật gia Nguyễn Thành Duy (Hãng luật Minh Mẫn) cho biết CSTT chỉ có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Các lỗi vi phạm về dừng, đỗ xe.
- Các lỗi vi phạm về không đội mũ bảo hiểm (với người điều khiển xe hai bánh)
- Chở theo từ 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Các lỗi đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Các lỗi vi phạm về nồng độ cồn;
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe hai bánh; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.