Canh tác bền vững dựa trên đặc thù hai mùa nước mặn - ngọt
Các tỉnh ven biển ĐBSCL như Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh… chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi xâm nhập mặn, tạo nên hai mùa nước mặn - ngọt mỗi năm. Trước đặc thù của nguồn nước và thực tế biến đổi khí hậu gay gắt, mô hình luân canh 1 vụ lúa (thời điểm tháng 9 đến tháng 12 âm lịch) và 1 mùa tôm (từ tháng 12 đến sau tháng 6 âm lịch năm sau) trong năm tuy không còn quá mới mẻ nhưng vẫn được đánh giá là giải pháp nuôi trồng thông minh và đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững được ưu tiên hàng đầu tại những địa phương này.
Trồng lúa trên những vuông tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang |
K.Linh |
Ngoài canh tác 1 vụ lúa - 1 mùa tôm trên cùng vuông đất, nông dân cũng linh động thả tôm sú và cua nước lợ đồng thời trong mùa lúa để tăng thêm thu nhập. Chính nhờ yếu tố này mà những đồng lúa tôm đều là các đồng sạch, không hóa chất. Theo một nông dân tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang - một trong những huyện có diện tích lúa tôm lớn nhất tỉnh - năng suất lúa ST24 ước tính đạt hơn 6.600 tấn/ha, thu nhập từ cả lúa và tôm thường sẽ cao hơn gần như gấp đôi so với chuyên 2 - 3 vụ lúa/năm.
Trong mô hình lúa tôm, việc canh tác lúa có nhiều tác động tích cực đến nuôi trồng tôm và ngược lại. Phân và tạp chất của vật nuôi tạo độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất ruộng, bổ sung dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh, rầy. Trong trường hợp phát hiện sâu bệnh trên lúa, nông dân sẽ chủ động xả nước ngọt để khắc phục chứ không sử dụng bất cứ loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tổng hợp nào. Ngược lại, lúa sau thu hoạch sẽ còn lại gốc rạ và các gốc rạ này sinh ra vi khuẩn, trùng ốc làm mồi cho tôm, đồng thời cải tạo môi trường đất để tôm nuôi hạn chế mầm bệnh.
Phân sử dụng cho lúa tôm canh tác hữu cơ là phân không chứa kim loại nặng, vi sinh có hại |
Có thể thấy không chỉ cải thiện hiệu quả kinh tế, luân canh lúa tôm còn là mô hình phát triển bền vững bởi đảm bảo được sự phát triển tự nhiên của các yếu tố trong cùng một hệ sinh thái, tạo ra sản phẩm tiêu dùng sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Gạo sạch nhờ canh tác “nói không với hóa chất”
Việc làm lúa tôm của nông dân hiện nay tuy không mới nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như quy mô nhỏ lẻ, canh tác theo tập quán cũ thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật nên hiệu quả chưa tối ưu, cơ chế bao tiêu không phổ biến như các vùng canh tác lúa mùa. Sản phẩm lúa tôm hoặc gạo được gắn nhãn “hữu cơ” tràn lan trên thị trường cũng rất khó kiểm chứng.
Gạo A An - sản phẩm gạo sạch của Tập đoàn Tân Long - vừa giới thiệu dòng gạo lúa tôm ST24 với các cam kết về chất lượng gạo sạch, canh tác cận hữu cơ và đảm bảo 100% không sử dụng phân bón hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Tập đoàn Tân Long liên kết bao tiêu sản phẩm lúa của các HTX tại các vùng lúa tôm uy tín tại Kiên Giang, Bạc Liêu, song song với triển khai hoạt động tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp theo từng giai đoạn canh tác.
Gạo A An ST24 lúa tôm |
Sắp tới, nhãn gạo nội địa này sẽ tiếp tục cho ra mắt thị trường Gạo A An ST24 Organic đạt các chứng nhận hữu cơ quốc tế như USDA (Mỹ), COR (Canada), JAS (Nhật Bản). Đây đều là các chứng nhận uy tín được cấp hoặc quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Chính phủ dành cho các sản phẩm vượt qua kiểm định và đạt yêu cầu xanh - sạch - an toàn theo tiêu chuẩn khắt khe của từng quốc gia.
Thực tế, xu hướng tiêu dùng sản phẩm gạo sạch, canh tác theo phương thức hữu cơ ngày càng tăng cao khi vấn đề về chất lượng sạch và an toàn sức khỏe đang được khách hàng rất quan tâm. Bao tiêu trên những cánh đồng canh tác theo hướng phát triển bền vững, nói không với thuốc bảo vệ thực vật của nhiều doanh nghiệp như gạo A An của Tập đoàn Tân Long được kỳ vọng sẽ trở thành nguồn cung cấp gạo hữu cơ uy tín, trước hết là cho thị trường nội địa.
Bình luận (0)