Câu chuyện kỳ lạ của Reading

02/12/2012 18:25 GMT+7

(TNO) Chúng ta đang nói về chuyện Reading trở thành đội đầu tiên trong lịch sử Premier League ghi được 3 bàn vào lưới M.U chỉ trong 23 phút đầu. Và kết cục của câu chuyện kỳ lạ này vẫn là một trận thắng ngược 4-3 cho M.U.

(TNO) Chúng ta đang nói về chuyện Reading trở thành đội đầu tiên trong lịch sử Premier League ghi được 3 bàn vào lưới M.U chỉ trong 23 phút đầu. Và kết cục của câu chuyện kỳ lạ này vẫn là một trận thắng ngược 4-3 cho M.U.

>> "Tứ đại gia" dở khóc dở cười
>> CLB Reading trở lại Premier League
>> Reading sau chiến thắng lịch sử

 
Reading và M.U đã có một trận đấu hết sức cởi mở, ghi 7 bàn trong 34 phút - Ảnh: Reuters

Tỷ số thậm chí đã bị đảo ngược chỉ trong 10 phút, tức là khi hiệp 1 còn chưa kết thúc.

Nhưng sự hợp lý ở đây không phải là những kết luận cũ, như bóng đá phải có kịch tính hoặc M.U cứ luôn thắng ngược. Đây là một quy luật tất yếu về chuyên môn. Trong bóng đá, mỗi đội chỉ có 11 cầu thủ trên sân, ai muốn được ở chỗ này thì phải chấp nhận mất chỗ khác.

Reading chơi 4-4-2, với cặp tiền đạo Le Fondre - Roberts luôn sẵn sàng đón nhận cơ hội ghi bàn, và cặp tiền vệ cánh McAnuff - Robson-Kanu bám rất sát biên. Hai tiền vệ trung tâm Tabb và Leigertwood vận hành bằng cơ bắp hơn là sự sáng tạo, di chuyển không mệt mỏi và quán xuyến toàn bộ khu giữa sân.

Với cách chơi này, Reading mở rộng mặt sân đến mức tối đa. Đương nhiên họ dễ dàng tấn công khi có bóng, và khi Reading tấn công thì nguồn cung cấp cơ hội cũng như điểm đến để kết thúc pha tấn công cũng nhiều. Bóng thường xuyên được đưa từ biên vào giữa để cặp tiền đạo kết thúc (tính cả các tình huống cố định).

Và khi tiền đạo không thể kết thúc thì vẫn còn nhịp hai để chuyển tiếp cho tiền vệ cánh lao vào dứt điểm. Tóm lại, Reading bố trí đến 4 mũi tấn công, trải khá đều, và họ lập được một kỷ lục đáng tự hào, với 3 bàn thắng sớm sủa vào lưới M.U.

Chẳng lẽ không ai tấn công giỏi như Reading trong suốt 20 năm qua ở Premier League? Dĩ nhiên không phải như vậy. Vấn đề là không ai chơi như vậy.

Ba bàn thì quả hơi "điên". Điều mấu chốt là Reading sẽ có bàn thắng khi họ dám chơi như vậy. Nhưng cái giá phải trả cũng rõ không kém. Chỉ có 2 tiền vệ tầm thường ở khu giữa sân, làm sao họ thoát khỏi nguy cơ thủng lưới.

Dù chơi theo sơ đồ 4-2-3-1 hay 4-1-4-1, M.U cũng đều áp đảo ở khu giữa sân, từ số lượng đến chất lượng. Coi như hàng thủ Reading trở thành cái bia cho thầy trò Ferguson tập tấn công.

Thật ra, Reading chơi đúng sở trường và rất thành công (nên mới có đến 3 bàn), bằng không họ còn phải trả giá đắt hơn. Sở dĩ tỷ số giữ nguyên trong hiệp 2 đơn giản là vì đôi bên không chơi như lúc đầu nữa. Bản thân Reading đã chủ trương thay đổi cách chơi sau khi cố tình gây sốc trong vài chục phút, nhưng... không kịp.

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.