Câu hỏi tình huống giáo dục công dân thi tốt nghiệp phản cảm hay thiếu thực tế?

10/07/2021 10:47 GMT+7

Nhiều thí sinh nhận xét 2 câu trong đề thi giáo dục công dân kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 phản cảm, gay cấn như trong phim hành động.

Cụ thể  trong đề thi môn giáo dục công dân  đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua có câu hỏi tình huống:  “Anh C là chi cục trưởng chi cục X chở chị S là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô...” và câu hỏi “thôn Y có ông A; vợ chồng anh G, chị P; vợ chồng chị M, anh N và con gái là cháu C cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị M cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh N đánh đuổi chị P...”.
Nhận xét 2 câu trong đề thi giáo dục công dân “phản cảm, gay cấn như trong phim hành động” có phần nặng lời. Tuy nhiên, câu hỏi tình huống trong đề thi thật sự gây rối cho thí sinh do đoạn văn quá dài (từ 9 -11dòng), tên viết tắt lại quá nhiều và thiếu thực tế.
Tình huống 1 (Câu 112), theo qui định một chốt kiểm tra hay kiểm tra lưu động luôn có ít nhất hai cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ nhưng trong tình huống này chỉ có một mình anh V xử lý cùng lúc hai công việc vừa lập biên bản anh C vừa truy đuổi anh G là không thể thực hiện được trong thực tế. Rồi anh C tạo tình huống gì để chị S mắc lỗi nghiêm trọng không nói rõ và quy trình kỷ luật chị S như thế nào để cá nhân mới sử dụng quyền khiếu nại và tố cáo đúng theo quy định của pháp luật  cũng cần được nói rõ.
Tình huống 2 (Câu 113), chị P vào nhà vợ chồng anh M, chị M cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã truy hô và hỗ trợ N đánh đuổi chị P. Vậy căn cứ nào nói chị P có mục đích xấu, phải có chứng cứ rõ ràng  nên đây là sự suy đoán cảm tính, chủ quan không thực tế.
Đối với câu hỏi tình huống thường dự kiến phương án trả lời là: “Em xử lý như thế nào trong trường hợp này?” Hoặc “Nếu là em, em sẽ làm gì trong trường hợp này….?”. Học sinh chọn một trong bốn phương án đưa ra, như vậy mới rèn kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh. Câu hỏi  112 và 113 không đảm bảo được mục đích của câu hỏi tình huống như nói trên mà chỉ đơn thuần nhằm xác định quyền của công dân (câu 112), hành vi vi phạm pháp luật (câu 113) thuộc về lý thuyết đơn thuần (nhận biết) mà chưa hướng cách xử lý tình huống (vận dụng) như thế nào.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1

Ngọc Thắng

Câu hỏi tình huống đặt ra phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, tình huống  không nên đưa ra giả định, không có cơ sở thực tế vì mục đích tình huống đặt trong đề thi nhằm để hướng dẫn học sinh chọn cách xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, tình huống đặt ra không nên để chỉ xác định hành vi vi phạm pháp luật mà điều quan trọng là hướng giải quyết xử lý như thế nào theo đúng pháp luật.
Thứ ba, phần 4 đáp án trả lời trong câu hỏi tình huống là dự kiến cách giải quyết, xử lý như thế nào để cho học sinh lựa chọn nhằm rèn kỹ năng xử lý cho học sinh theo đúng pháp luật khi gặp tình huống tương tự.
Đối với câu hỏi tình huống thường dự kiến phương án trả lời là: “Em xử lý như thế nào trong trường hợp này?” Hoặc “Nếu là em, em sẽ làm gì trong trường hợp này….?” Học sinh chọn một trong 4 phương án đưa ra, như vậy mới rèn kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh. Câu hỏi  112 và 113 không đảm bảo được mục đích của câu hỏi tình huống như nói trên mà chỉ đơn thuần nhằm xác định quyền của công dân (câu 112), hành vi vi phạm pháp luật (câu 113) thuộc về lý thuyết đơn thuần (nhận biết) mà chưa hướng cách xử lý tình huống (vận dụng) như thế nào. 
Môn giáo dục công dân ngoài giáo duc cho các em những chuẩn mực đạo đức , pháp luật cần rèn kỹ năng vận dụng xử lý tình huống thực tế như thế nào mới là điều quan trọng.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.