![]() Hai bên phía sau cổng cũng “đăng” những bài thơ của chủ nhân về những triết lý dân gian |
![]() Chùa Tề Đồng Vật Ngã là “nghĩa trang”, là nơi yên nghỉ cuối cùng của những con thú cưng được các chủ nhân đưa đến an táng |
![]() Tất cả thú cưng đều có bia, ảnh mộ phần sau khi được hỏa táng hoặc địa táng |
![]() Những người chủ vẫn đến thăm và “gửi quà” cho thú cưng của mình. Chị H. (ở phố Huế, Hà Nội) đến thắp hương cho chó cưng ở với mình 20 năm và vừa qua đời tháng 10.2019. Chị nói: “Lúc sống cậu thích ăn bánh giò nên tôi mang bánh giò đến cho cậu đây…”. |
![]() Chủ nhân của ngôi chùa độc đáo là người đa tài: nhà thơ, họa sĩ truyền thần, võ sư, thầy thuốc đông y.... Những năm trước trong khuôn viên gia đình, ông đã xây dựng khách sạn dành cho chó mèo rồi sau đó lại chuyển thành chùa Tề Đồng Vật Ngã và nghĩa trang dành cho các con thú cưng |
![]() Hàng năm, ngày rằm tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy (âm lịch), ông Sinh lại đảm nhiệm vai trò “pháp sư” làm lễ cầu an và cầu siêu tại chùa Tề Đồng Vật Ngã. Ông chia sẻ: "Tên chùa Tề Đồng Vật Ngã được đặt theo quan niệm của nhà Phật coi con người và vạn vật đều bình đẳng trước tạo hóa - Vật (cái khác, cái bên ngoài) và Ngã (bản ngã, cái tôi, cái nội tại) cùng nhau (Đồng) ngang hàng (Tề)" |
![]() Trước đây, ông nhờ nhà sư ở chùa làm lễ nhưng họ e ngại làm lễ cho động vật nên ông tự mô phỏng Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du soạn ra lời cầu siêu. Ông gọi đó là “á kinh”, không dám nhận đó là “kinh” |
![]() Những “bạn” chó này được cầu siêu trong buổi lễ hôm nay. Yêu quý động vật là một thái độ sống nhân văn |
![]() Hoa đăng được đốt sáng… |
![]() Buổi lễ có sự tham gia đông người. Rất nhiều người vẫn đeo khẩu trang khi làm lễ do lo ngại dịch do virus Corona |
![]() Chùa Tề Đồng Vật Ngã về đêm |
![]() Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, bạn vong niên thân thiết của Nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh, là khách mời. Ông đã viết về thơ của Bảo Sinh: “Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca". |
Bình luận (0)