|
tin liên quan
Sập cầu Cái Trăng: Chỉ biết gào khóc kêu cứu, kéo cháu mình ra“Cầu xây dựng đã lâu nên giờ đã xuống cấp, nhịp 3 và nhịp 7 của cầu đã bị sụt lún. Mỗi khi nhiều người đi qua, cây cầu rung rắc dữ dội, ai cũng cố gắng qua cầu cho nhanh vì không biết khi nào nó sập”, ông Nam ngao ngán nói.
|
Cây cầu 23 tuổi là "độc đạo" của 8.000 người dân
Cũng theo ông Nam, vào chiều 23.10, một chiếc xe múc chạy qua đã làm nhịp số 7 của cây cầu bị sụt lún xuống. Sau đó, chính quyền xã đã cử cử lực lượng công an xã túc trực và làm cổng barrie để tránh các xe có trọng tải lớn lưu thông qua lại.
“Mùa mưa thì đang tới, nước sông Bàn Thạch sẽ dâng cao, nguy cơ các mố cầu bị nước cuốn trôi, gây sập là rất cao. Nếu cầu bị sập thì hơn 8.000 hộ dân sẽ bị cô lập hoàn toàn, thôn Hà Thuận sẽ trở thành một ốc đảo tách biệt với thế giới bên ngoài”, ông Nam buồn bã nói.
|
Bà Nguyễn Thị Thương (61 tuổi, ở thôn Hà Thuận), cho biết từ khi nhịp cầu thứ 8 bị sụt lún thì việc đi lại của người dân lẫn học sinh gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cũng theo đó rình rập. Điều đáng nói tính mạng của hàng trăm em học sinh đang bị đe dọa vì hàng ngày phải di chuyển qua cây cầu này.
“Mỗi lần qua cầu là lại lo sợ, bất an. Nhiều hàng hóa của người dân cũng không thể lưu thông ra ngoài, hàng nghìn người dân chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa”, bà Thương nói.
|
tin liên quan
Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ sập cầu ở Tuyên QuangTrao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch UBND xã Duy Vinh, cho biết trước đây cầu Hà Tân có trọng tải cho phép xe lưu thông là 6 tấn, từ khi cầu xuống cấp thì trọng tải cho phép là 3,5 tấn.
“Ngay sau khi phát hiện cầu bị sụt lún, chúng tôi đã cắt cử lực lượng công an xã túc trực, chắn barrie để cảnh báo người dân. Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời, còn về lâu dài thì cầu cần phải được xây mới để người dân thông thương”, ông Sáu nhấn mạnh.
Bình luận (0)