Chỉ cần một cây cầu giản dị
Do đặc điểm địa hình, địa chất và điều kiện giao thông, nơi này nên xây dựng một cây cầu giản dị, không cần kiểu dáng phức tạp, nhưng có công năng tốt như nhiều cầu đã xây thành công ở nước ta. Số tiền tiết kiệm có thể dồn vào xây thêm cầu Soài Rạp đề nối Cần Giờ tới Mỹ Tho.
Muốn xác định chính xác quy mô công trình cần phải được cấp nguồn kinh phí rất lớn để khảo sát điều tra cơ bản và tính toán chi tiết. Tuy nhiên, bước đầu có thể hình dung như sau: Về hướng tuyến, cần đưa ra nhiều phương án để so sánh lựa chọn phương án tốt nhất thỏa mãn cả yêu cầu cảng biển, luồng tàu và môi trường sinh thái.
Phương án tối thiểu là đi sát cơ tuyến cự ly ngắn nhất và ít ảnh hưởng đến rừng thiên nhiên nhất, nhưng phải nâng cấp đường cũ hoặc làm đường trên cao khi đi qua các thị trấn, khu kinh tế dân cư và thêm đường tiếp cận vào các khu cảng.
Phương án dịch tuyến về phía bắc vòng tránh các khu dân cư hiện hữu, dễ tiếp cận các khu cảng, nhưng tác động lớn đến môi trường, phải làm các cầu vượt đi cao trong rừng như ở Cúc Phương - Ninh Bình.
Phương án dịch tuyến về phía n
Về phân kỳ đầu tư, có thể chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng cầu vượt biển Vũng Tàu - Cần Giờ và đường tại Cần Giờ
Từ Cần Giờ nhìn sang Vũng Tàu có khoảng cách theo cơ tuyến là 10 km. Từ biển phía nam nhìn vào, bên trái là đất Cần Giờ nằm trên thềm bồi tích cửa vịnh; bên phải là dãy núi có thành phố và các bãi tắm nổi tiếng của Vũng Tàu; bên trong là vịnh Gành Rái - cửa ra biển của sông Sài Gòn - Lòng Tàu và sông Cái Mép có các nhánh sông Gò Gia, Thị Vải. Ngoài ra, còn rất nhiều nhánh sông khác tách nhập quanh co chằng chịt.
Lòng vịnh Gành Rái mở rộng, nước nông, bùn dày, có một luồng vào lệch về phía đông, cách núi Vũng Tàu khoảng 2 km, cách mỏm Cần Giờ chừng 8 km. Luồng sâu này được sử dụng cho các tàu viễn dương ra vào các chuỗi cảng biển nổi tiếng như Sài Gòn, Bến Nghé, Cát Lái, Nhà Bè, Cái Mép Thị Vải và nhiều cảng sông của toàn khu vực.
Việc bắc một cây cầu vượt qua luồng hàng hải viễn dương nối Vũng Tàu và Cần Giờ chưa được đầu tư nghiên cứu kỹ, cần so sánh nhiều phương án giải các bài toán tối ưu tìm ra các phương án tốt nhất. Phải bổ sung quy hoạch TP.Vũng Tàu và TP.HCM để xác định tối ưu 2 nút khởi đầu cũng như 2 mố cầu, từ đó tính đủ chi phí thực thi.
Về nhịp thông thuyền, có thể tham khảo những cầu trên luồng tàu biển sông Sài Gòn, Lòng Tàu gần đó là cầu Bình Khánh, Phước Khánh có chiều cao 55m, rộng 250m. Cầu qua luồng tàu lớn như Normandi Pháp cũng cao 52 m. Ở đây có thể bố trí khoảng thông thuyền lớn hơn một chút: cao 60m, rộng 500m để dự trữ tương lai. Như vậy cũng lớn hơn so với cầu Bạch Đằng ở Hải Phòng. Cầu Phú Mỹ gần đó có khổ tĩnh không thông thuyền chiều rộng là 250 m, cao 45 m.
Kết cấu nên chọn sơ đồ đoạn cầu chính qua luồng tàu biển này là cầu dây văng nhịp chính 550m, 2 nhịp 2 bên 230m, cộng là 1.010m đã dùng quen ở Việt Nam.
Đoạn cầu dốc: Để hạ từ cao độ thông thuyền xuống thấp nhất gần mặt biển có trắc dọc là 2 đường cong đứng parabol có chiều dài mỗi bên 1,975 km.
Các đoạn cầu đi thấp trên mặt biển ở hai bên gồm những dầm cầu đơn giản kiểu Super T - sản phẩm thông dụng của ngành cầu Việt
Cầu vượt biển Vũng Tàu - Cần Giờ có thể làm 4 làn xe ô tô và 2 làn kết hợp. Chiều ngang tổng cộng là 26m. Khổ cầu này tương đương với nhiều cầu trên QL1 khu vực ĐBSCL. Song song, cần nâng cấp hoặc song hành đoạn đường trên đất Cần Giờ dài 10 km. Đoạn này hiện đã có đường cũ, có thế nâng cấp hoặc đi tránh.
Giai đoạn 2: Xây tiếp cầu Soài Rạp từ Cần Giờ sang Gò Công
Cầu Soài Rạp vượt qua cửa Soài Rạp sang Gò Công dài 10 km. Phần chính của cầu này là đoạn qua luồng tàu biển vào sông Soài Rạp đi vào chuỗi cảng Hiệp Phước và liên thông với sông Nhà Bè, cảng Cát Lái lên Đồng Nai.
Cầu này xây dựng theo kiểu dây văng có nhịp thông thuyền cao 55m, rộng 250m tương đường cầu Bình Khánh. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của luồng này không kém luồng vào vịnh Gành Rái, có thể làm quy mô tương đương với nhịp thông thuyền của cầu vượt biển Vũng Tàu sang Cần Giờ. Nếu chọn tuyến dịch về thượng lưu có thể tách ra thành 2 cầu Soài Rạp và cầu Đồng Tranh. Đồng Tranh đi thấp như một phần tiếp cận vào cầu Soài Rạp.
Cùng với đó, làm mới đoạn từ Soài Rạp về Gò Công dài 12 km nối kết vào đoạn Gò Công - Mỹ Tho dài 33 km có sẵn, liên thông với mạng lưới đường toàn tuyến.
Đoạn Gò Công về Mỹ Tho hiện đã có. Còn có thêm đường song hành ven sông Tiền, năng lực giao thông tốt. Đoạn Soài Rạp về Gò Công có thể đầu tư kết hợp thành đường đầu cầu Soài Rạp và đường vòng tránh thị xã Gò Công.
Cần sớm bổ sung vào quy hoạch
Công trình xây dựng cầu vượt biển tạo trục đường nối Mỹ Tho - Cần Giờ với 2 cây cầu làm mới cộng dài 20 km và 57 km đường nâng cấp là công trình đột phá táo bạo, nhưng có hiệu quả kinh tế lớn và tác động sâu rộng đến sự phát triển chuỗi đô thị cùng trung tâm kinh tế ven biển phía nam.
Do lợi thế đi tắt có hiệu quả rất cao cho nên trục đường này cũng có tiềm năng rất lớn để bán vé nuôi đường, nhanh chóng thu hồi vốn.
Để hạ giá thành, tiết kiệm vốn đầu tư cần kết hợp chặt chẽ đồng bộ và tối ưu giữa cấu trúc cầu và luồng tàu. Cần đầu tư kết hợp xây dựng cầu và chỉnh trang nâng cấp luồng tàu biển để hai bên đều có lợi. Trên cơ sở đó, chọn vị trí hợp lý và quy mô của nhịp thông thuyền sao cho thuận lợi, an toàn nhất cho tàu biển. Từ đó thiết kế được cấu trúc nhịp thông thuyền với giá thành tốt nhất.
So với trình độ kỹ thuật công nghệ cầu đường và kinh nghiệm thực tế xây dựng 8 cây cầu vượt luồng tàu thủy lớn vừa qua ở khu vực phía nam thì công trình này không khó quá khả năng thực tế. Tuy nhiên, do đoạn đường qua Rừng Sác - Cần Giờ, qua các khu dân cư hiện hữu và các khu cảng biển cũ mới rất phức tạp cho nên cần vạch ra nhiều phương án tuyến đường, tuyến cầu để so sánh kỹ, tìm ra phương án tối ưu tiết kiệm nhất.
Vì vậy, đề nghị sớm cập nhật bổ sung vào quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, sớm triển khai nghiên cứu điều tra cơ bản để khởi động dự án này.
Bình luận (0)