Anh là thiếu tá chuyên nghiệp Lương Quốc Sơn, thợ sửa chữa vũ khí thuộc Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.
Thiếu tá Sơn kể: Năm 1994, tốt nghiệp lớp sơ cấp sửa chữa vũ khí tại Trường trung học Vũ khí đạn Huế, anh về nhận công tác tại xưởng sửa chữa tổng hợp C26, Sư đoàn 10. Tại đây, anh luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn những người đi trước. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tay nghề của anh ngày càng được nâng lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, được đồng đội mến phục.
tin liên quan
Lính trẻ 'thử lửa'K’Di (21 tuổi) nhà ở thôn 4, xã Đinh Trang Thượng, H.Di Linh (Lâm Đồng). Sau khi tốt nghiệp THPT, K’Di xung phong đi nghĩa vụ quân sự.
Hay đề tài “Thiết bị bắn gián tiếp súng CT cỡ 73 mm SPG-9” và “Thiết bị bắn gián tiếp súng phóng lựu M79” cũng vậy. Bởi khi sử dụng các loại hỏa lực mạnh như súng chống tăng B41, súng chống tăng 73 mm SPG-9, tuy bộ đội được huấn luyện lý thuyết nhiều, nhưng thực hành bắn đạn thật lại quá ít. Đặc biệt, khi bắn loại súng này, đạn phát ra tiếng nổ lớn, súng rung giật mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần của các xạ thủ... Chứng kiến những tình huống ấy, với trăn trở phải làm một cái gì đó để cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ bắn đạn thật có được tự tin, bản lĩnh và tin tưởng tuyệt đối vào sự an toàn của vũ khí, đạn dược, Sơn đã quyết định tìm tòi, nghiên cứu 2 đề tài trên.
Khi đề tài hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã được Hội đồng khoa học Quân đoàn 3 đánh giá cao bởi đảm bảo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật. Không những thế, các đề tài này có thời gian thao tác bắn ngắn hơn trước từ 2 - 3 phút/phát bắn; chi phí cho sản xuất thấp, phù hợp với trình độ công nghệ hiện có, dễ gia công, vật liệu có sẵn trên thị trường.
Bình luận (0)