Trong buổi phỏng vấn trực tiếp với phóng viên của Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Mới Bloomberg (Bloomberg New Economy Forum) tổ chức ở Singapore hôm 17.11, ông Pichai nói rằng: “Tôi cảm thấy may mắn khi sứ mệnh của chúng tôi tồn tại vượt thời gian. Nhu cầu về thông tin đang cần thiết hơn bao giờ hết”.
Đầu tháng này, công ty mẹ Alphabet đã nhanh chóng vượt qua mức 2.000 tỉ USD giá trị thị trường nhờ tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra. Khi được hỏi nghìn tỉ USD tiếp theo sẽ đến từ đâu, ông Pichai trả lời là từ dịch vụ tìm kiếm cốt lõi của công ty. Ông dự đoán người dùng sẽ đặt câu hỏi cho máy tính nhiều hơn bằng giọng nói và “trải nghiệm đa phương thức”. “Khả năng thích ứng với tất cả những điều đó và phát triển dịch vụ tìm kiếm sẽ tiếp tục là cơ hội lớn nhất”.
Giám đốc điều hành Google và Alphabet Sundar Pichai trong buổi phỏng vấn trực tiếp với phóng viên của Bloomberg hôm 17.11 |
chụp màn hình |
Kể từ khi tiếp quản Google vào năm 2015, ông Pichai đã thúc đẩy công ty tiến sâu hơn vào điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời cũng phải đối mặt với sự gia tăng giám sát của pháp luật. Trong buổi phỏng vấn, ông Pichai đã chỉ ra các mảng kinh doanh tăng trưởng chính của Google, bao gồm đám mây, dịch vụ video YouTube và cửa hàng ứng dụng, và cho biết các khoản đầu tư AI là nền tảng “cơ bản” cho từng mảng kinh doanh đó.
CEO Google hy vọng nhiều sản phẩm của công ty sẽ được phát triển và thử nghiệm ở châu Á, trước khi lan rộng ra toàn cầu. Tuy nhiên, không phải ở Trung Quốc. Sau khi có kế hoạch đưa dịch vụ tìm kiếm đến đại lục vào năm 2018, Google đã quyết định giữ hầu hết các dịch vụ của mình nằm ngoài quốc gia đông dân nhất thế giới. Không giống với quan điểm mờ mịt của các giám đốc điều hành khác ở Thung lũng Silicon về những tiến bộ công nghệ Trung Quốc. Ông Pichai thừa nhận Google đang cạnh tranh ngang hàng với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực AI và điện toán lượng tử.
Một số hãng đồng nghiệp lớn nhất của Google, ví dụ như Microsoft Corp và công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms, đã đưa tương lai của họ xoay xung quanh thế giới ảo metaverse. Google từng thực hiện một số cách tiếp cận đối với các sản phẩm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), nhưng thành công đạt được khá hạn chế. Cách nay nhiều năm, nỗ lực đầu tiên của công ty là Google Glass đã thất bại. Google gần đây đã đặt nỗ lực này vào một bộ phận mới, nhưng ông Pichai không cung cấp chi tiết cụ thể về chiến lược.
“Tôi luôn hào hứng về khả năng nhập vai của máy tính. Nó không thuộc về bất kỳ công ty nào. Đó là sự phát triển của internet”, ông Pichai nói.
"Vua Meta" Ấn Độ tạo dựng gia tài triệu USD bằng cách nào? |
Những người truyền bá metaverse thường nói về tiềm năng xây dựng các công nghệ mới như blockchain và tiền điện tử. Bên cạnh một số quan hệ đối tác đám mây, Google phần lớn đã định hướng rõ ràng về phần này của ngành. Pichai cho biết ông không sở hữu bất kỳ loại tiền điện tử nào.
Bình luận (0)